Thứ ba, 17/09/2024 | 01:58 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 09:30, 17/07/2024

Trồng ổi hữu cơ trên vùng đất cát, kiếm nửa tỉ đồng mỗi năm

QUẢNG BÌNH Dù trên vùng đất cát bạc màu nhưng nhờ chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ, bồi bổ cho đất nên với 3ha ổi, gia đình anh Hân có thu nhập 500 triệu đồng/năm.

Gần 5 năm trước, vùng đồi cát ven biển thuộc xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), có nhiều đơn vị được cấp phép khai thác mỏ cát. Sau khi khai thác hết phần cát thì để lộ lớp đất đỏ bazan có thể cải tạo trồng cây ăn quả.

Vườn ổi sản xuất theo hướng hữu cơ của gia đình anh Nguyễn Văn Hân. Ảnh: Tâm Phùng.

Vườn ổi sản xuất theo hướng hữu cơ của gia đình anh Nguyễn Văn Hân. Ảnh: Tâm Phùng.

Nhận thấy điều này, anh Nguyễn Văn Hân (xã Lý Trạch) đã mạnh dạn thuê gần 3ha vùng đồi đã được khai thác cát. Anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội huyện Bố Trạch để trồng ổi trên diện tích đã được san lấp khá bằng phẳng.

Tìm tòi trên đài báo, anh Hân học được cách làm vườn, trồng ổi và định hướng canh tác theo hướng hữu cơ. “Phải đưa đến mọi người sản phẩm sạch thì sản xuất, tiêu thụ mới bền lâu. Việc sản xuất theo hướng hữu cơ dù ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng lâu dài lại mang nhiều lợi ích” - anh Hân bộc bạch.

Giống ổi được anh Hân lựa chọn trồng là ổi lê Đài Loan. “Giống này chống chịu được hạn, ít sâu bệnh và cho năng suất, chất lượng quả cao” - anh Hân cho hay.

Để có nguồn phân bón cho vườn ổi, anh Hân đã mua gom các loại phân chuồng đưa về ủ hoai với phân lân hữu cơ vi sinh. Sau hai tuần ủ là phân hoai, có thể đưa ra bón cho cây trồng.

Ngoài ra, anh Hân còn mua các loại cá vụn của các tàu, thuyền khai thác biển về, cá tạp hồ nước ngọt để ủ với men vi sinh theo tỷ lệ nhất định, sau hơn 12 tháng ủ có thể đưa dung dịch dinh hưỡng hữu cơ vào hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây. Nhờ vậy cây ổi luôn khỏe, đẻ nhánh và cho trái nhiều, quả to, đều, mẫu mã đẹp, chất lượng ngon, ngọt.

Dù trên vùng đất cát bạc màu nhưng nhờ chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ nên vườn ổi vẫn phát triển tốt và cho hiệu quả cao. Ảnh: Tâm Phùng.

Dù trên vùng đất cát bạc màu nhưng nhờ chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ nên vườn ổi vẫn phát triển tốt và cho hiệu quả cao. Ảnh: Tâm Phùng.

Để hạn chế sâu bệnh hại ổi, anh Hân mua các loại chế phẩm sinh học (được ngâm ủ từ tỏi, ớt…) để phun phòng ngừa. "Trang trại của tôi không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ dùng các loại chế phẩm sinh học mà thôi” - anh Hân cho hay.

Để có sản phẩm chất lượng cao, sau khi bấm cành cho cây ổi bật chồi, ra hoa, kết trái, mỗi cành anh Hân cắt bớt trái, chỉ để lại 1 - 2 trái . Anh bảo như vậy thì trái mới to, chất lượng. Nếu để nhiều thì quả sẽ nhỏ, không đẹp và không ngon.

Sau khi đã tỉa chọn, trái ổi non sẽ được bọc túi để ngăn ngừa sinh vật gây hại, đảm bảo mẫu mã đẹp. Vụ thu hoạch ổi chính vụ thường bắt đầu từ tháng 8 hàng năm. Lúc này thương lái sẽ gọi đặt hàng mỗi ngày để gia đình anh Hân chủ động thu hoạch.

Cũng theo anh Hân, hiện trang trại có tổng diện tích gần 3ha, mỗi ha trồng khoảng 800 gốc ổi. Trung bình ổi có trọng lượng 3 quả/kg, giá bán khoảng 20 ngàn đồng/kg. Mỗi gốc ổi cho thu nhập khoảng 3 triệu đồng mỗi năm. “Tính ra, mỗi ha thu nhập chừng 249 triệu đồng, trừ chi phí, gia đình có lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm” - anh Hân cho hay.

Anh Nguyễn Văn Hân kiểm tra vườn ổi sau khi đã tỉa trái non. Ảnh: Tâm Phùng.

Anh Nguyễn Văn Hân kiểm tra vườn ổi sau khi đã tỉa trái non. Ảnh: Tâm Phùng.

Khi thu hoạch trái, anh Hân sẽ chọn một số cành bấm tỉa ngọn để bật mầm mới, ra hoa, kết trái. Với cách thức này, trang trại ổi của anh Hân luôn có trái để phục vụ khách hàng quanh năm.

Để tạo thương hiệu sản phẩm, anh Hân đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ thương mại tổng hợp Phúc Lộc (HTX Phúc Lộc) với 7 thành viên tham gia, anh Hân được bầu làm Giám đốc điều hành. Hiện HTX Phúc Lộc có trên 10ha trồng ổi theo hướng hữu cơ.

Mùa mưa tới, HTX Phúc Lộc sẽ triển khai trồng mới khoảng 1.000 gốc ổi ruột đỏ để đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời đưa dần một số giống ổi chất lượng và có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. HTX cũng đang tổ chức sản xuất theo hướng mở rộng diện tích, liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, canh tác hướng hữu cơ, VietGAP.

Tâm Phùng

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Áp dụng nông nghiệp tuần hoàn, chị Hạnh đã tận dụng nguồn phân hữu cơ chất lượng từ trang trại gà để trồng dưa lưới với chất lượng sản phẩm tuyệt hảo.

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

KHÁNH HÒA Hợp tác xã Nấm Nha Trang kiên định trồng nấm theo hướng hữu cơ nên sản phẩm chất lượng, ngon, ngọt rất đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

GIA LAI Nhờ trồng theo hướng hữu cơ, vườn cà phê của gia đình ông Huỳnh Thông đã gần 30 năm nhưng vẫn rất sung sức, năng suất cao và ổn định, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm.

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

TÂY NINH Với sự kiên trì đến cùng, ông Huỳnh Quới đã thành công canh tác sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt hàng trước.

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác lúa 'thuận thiên' theo hướng hữu cơ ở ĐBSCL, có thể giảm phát thải được gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Vĩnh Phúc Theo chị Nguyễn Thị Thanh, sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ không có gì quá phức tạp, yếu tố then chốt để thành công là sự kiên trì và nghiêm túc.

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Cà Mau Mật ong U Minh Hạ là sản phẩm mật ong nguyên chất, hoàn toàn tự nhiên, đã khẳng định được chất lượng trên thị trường.

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Kiên Giang Chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ ngoài tăng thêm giá trị về kinh tế nông dân còn trả món nợ về môi trường sau quá trình dài sử dụng phân, thuốc hóa học.

Xem Thêm