Thứ bảy, 12/04/2025 | 21:08 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 09:32, 09/04/2025

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.
Những đỉnh núi ở Trạm Tấu 4 mùa mây phủ là điều kiện phù hợp cho cây chè Shan tuyết phát triển. Ảnh: Thanh Tiến.

Những đỉnh núi ở Trạm Tấu 4 mùa mây phủ là điều kiện phù hợp cho cây chè Shan tuyết phát triển. Ảnh: Thanh Tiến.

Chè là nguồn sống và văn hóa của người Mông

Cuối tháng 3/2025, tôi có mặt tại Phình Hồ, một xã vùng cao thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để khám phá câu chuyện về những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi và hành trình đầy triển vọng đưa sản phẩm trà quý hiếm này vươn thị trường quốc tế.

Trên chiếc xe máy cà tàng, anh Sùng A Tủa, một cán bộ trẻ của xã khá nổi tiếng trên mạng xã hội Tiktok đưa tôi chinh phục đỉnh núi Chí Lư. Vượt qua những con dốc quanh co, khúc khuỷu, men theo những triền núi, càng lên cao càng lạnh giá. Sau nửa giờ vượt dốc, hơn 10 giờ sáng, chúng tôi lên đến vùng đất của chè cổ thụ, mây mù vẫn giăng kín như dải lụa trắng mềm mại ôm ấp lấy những ngọn núi trùng điệp.

Đỉnh núi Chí Lư được coi là “nóc nhà” của vùng chè Phình Hồ. Tại đây, tôi được tận mắt chứng kiến một quần thể những cây chè Shan tuyết to lớn sừng sững, hiên ngang, đứng trầm mặc giữa mây trời.

Những cây chè cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm được người dân bảo vệ. Ảnh: Thanh Tiến.

Những cây chè cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm được người dân bảo vệ. Ảnh: Thanh Tiến.

Theo người dân địa phương, những “cụ” chè này đã có tuổi đời từ 200 - 300 năm, có những cây còn lâu năm hơn thế. Một số cây lớn thân to một người trưởng thành ôm không xuể, vỏ cây xù xì, in hằn dấu vết của thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Vùng chè quý này phát triển ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, quanh năm bao phủ sương mù dày đặc. Chính điều kiện tự nhiên đặc biệt này đã tạo môi trường lý tưởng cho cây chè Shan tuyết phát triển một cách tự nhiên, thuần khiết.

Sau những tháng mùa đông lạnh giá, khi đất trời chuyển sang xuân, cây chè Shan tuyết bật lên những mầm xanh mơn mởn, có chất lượng tuyệt hảo mà ít loại chè sánh được. Đứng giữa đồi chè cổ thụ, hít thở bầu không khí trong lành và ngắm những búp chè non tơ đang vươn mình đón nắng, có thể cảm nhận rõ giá trị vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Sau những ngày đông lạnh giá, mùa xuân đến, những búp chè lại bật lên mơn mởn. Ảnh: Thanh Tiến.

Sau những ngày đông lạnh giá, mùa xuân đến, những búp chè lại bật lên mơn mởn. Ảnh: Thanh Tiến.

Anh Sùng A Tủa, với ánh mắt đầy tự hào chia sẻ: “Đây là niềm tự hào của người dân Phình Hồ chúng tôi. Những cây chè này không chỉ là nguồn sống mà còn là một phần lịch sử, văn hóa của đồng bào Mông nơi đây".

Đồi chè quý là của hồi môn khi con trai lấy vợ

Rời đỉnh núi, tiktoker “anh cán bộ xã” chở tôi đến ngôi nhà gỗ nằm nép mình bên sườn đồi của cụ Sùng Sấu Cua ở thôn Chí Lư. Trong ngôi nhà khá rộng đang tỏa khói từ gian bếp, cụ Cua ở tuổi 104 vẫn còn rất minh mẫn, đôi mắt sáng, nở nụ cười hiền chào chúng tôi. Bên bếp lửa hồng, cụ chậm rãi kể những câu chuyện xa xưa về vùng đất này.

Cụ Cua và cán bộ xã Phình Hồ thăm đồi chè cổ thụ. Ảnh: Thanh Tiến.

Cụ Cua và cán bộ xã Phình Hồ thăm đồi chè cổ thụ. Ảnh: Thanh Tiến.

Ngày xưa, vùng đất này hoang sơ, rừng rậm, muông thú nhiều vô kể. Lúc đó, đã thấy những cây chè Shan tuyết ở đây to lớn như vậy rồi. Đối với người Mông nơi đây, cây chè Shan giống như một loại thuốc quý, vừa dùng lá và búp để đun nước uống hàng ngày, giải nhiệt và tăng cường sức khỏe, vừa dùng để tắm, chữa các bệnh ngoài da.

Vào khoảng năm 1945, khi đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh, người Pháp cùng các tiểu thương người Kinh đã tìm đến vùng đất này vào mùa chè nhiều búp tươi. Họ thu mua những búp chè non tơ, mang về sao khô để làm thức uống.

Do chất lượng chè ngon, những thương lái người Trung Quốc cũng tìm đến tận nơi để thu mua. Cứ thế, cây chè Shan tuyết đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bao thế hệ đồng bào người Mông, không chỉ mang lại thu nhập mà còn là sợi dây kết nối cộng đồng, là một phần của bản sắc văn hóa độc đáo của mảnh đất vùng sơn cước này.

Những cây chè cổ thân lớn, đầy rêu mốc trong khu vườn nhà cụ Cua. Ảnh: Thanh Tiến.

Những cây chè cổ thân lớn, đầy rêu mốc trong khu vườn nhà cụ Cua. Ảnh: Thanh Tiến.

Cụ Cua chia sẻ thêm, cũng chẳng biết chính xác nhà cụ có bao nhiêu diện tích chè nữa, khi những người con trai lớn lên, lấy vợ, cụ chia mỗi người một đồi chè làm của hồi môn. Chính nhờ cây chè Shan tuyết mà cuộc sống của người dân Phình Hồ ngày càng ấm no, đủ đầy hơn. Những ngôi nhà gỗ được sửa sang chắc chắn, con cái được đến trường học hành, cuộc sống của các hộ dân đỡ khổ hơn nhiều.

Đưa “báu vật” thành sản phẩm OCOP 5 sao

Phình Hồ hiện có gần 200ha chè Shan tuyết cổ thụ, tập trung ở các thôn Tà Chử, Phình Hồ, Chí Lư. Hiện nay, người dân trong xã đang tích cực trồng mới, mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Điều đáng quý là cây chè ở Phình Hồ được người Mông chăm sóc hoàn toàn theo phương pháp tự nhiên, tuân thủ các nguyên tắc sản xuất hữu cơ. Hàng năm, bà con chỉ phát cỏ, tỉa cành và thu hoạch, tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật.

Chè Shan tuyết được người dân canh tác theo nguyên tắc sản xuất hữu cơ nên có chất lượng tuyệt hảo. Ảnh: Thanh Tiến.

Chè Shan tuyết được người dân canh tác theo nguyên tắc sản xuất hữu cơ nên có chất lượng tuyệt hảo. Ảnh: Thanh Tiến.

Gia súc cũng được hạn chế nhất vào vườn chè để bảo vệ sự thuần khiết và chất lượng của chè. Phương pháp canh tác truyền thống này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra những sản phẩm chè an toàn, có hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao.

Anh Sùng A Tủa, người đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt chuyến đi cũng là một thành viên tích cực của HTX Trà Shan tuyết Phình Hồ chia sẻ, hiện nay, HTX đang liên kết chặt chẽ với các hộ dân có vùng chè cổ thụ để bao tiêu sản phẩm.

Quy trình từ khâu thu hái chè búp, bảo quản, vận chuyển đến chế biến, đóng gói sản phẩm đều được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng tuyệt hảo nhất cho từng sản phẩm. HTX đang tập trung sản xuất 4 loại trà chính gồm Hồng trà, Lục trà, Bạch trà và Phủ nhĩ. Mỗi loại trà đều có hương vị và đặc trưng riêng, được chế biến theo những quy trình công phu, tỉ mỉ.

HTX Trà Shan tuyết Phình Hồ đã có một số sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn OCOP. Ảnh: Thanh Tiến.

HTX Trà Shan tuyết Phình Hồ đã có một số sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn OCOP. Ảnh: Thanh Tiến.

HTX Trà Shan tuyết Phình Hồ đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Yên Bái. Mục tiêu tiếp theo của HTX là tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện mẫu mã bao bì, hoàn thiện các giấy chứng nhận cần thiết để đạt được chứng nhận OCOP 5 sao (tiêu chuẩn cao nhất trong chương trình OCOP) để đưa sản phẩm trà Shan tuyết vươn thị trường quốc tế.

Với những sản phẩm trà Shan tuyết chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của vùng núi cao Yên Bái, HTX Trà Shan tuyết Phình Hồ đang ấp ủ khát vọng chinh phục những thị trường lớn trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu. Đây không chỉ là cơ hội để nâng cao giá trị cây chè, mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa của vùng đất Phình Hồ tươi đẹp đến bạn bè quốc tế.

Thanh Tiến - Hải Đăng

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

THANH HÓA Sử dụng phân bón có nguồn gốc sinh học, áp dụng các giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững giúp anh Hải thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng dưa vàng.

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

HẬU GIANG Một nông dân Hậu Giang trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, sự kiên trì, sáng tạo giúp ông nâng cao thu nhập, tạo hướng đi bền vững cho bà con trong vùng.

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

THÁI NGUYÊN Để chè trung du đạt chuẩn hữu cơ mang đậm đà hương vị 'tiền chát hậu ngọt' đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được cây chè hấp thụ hiệu quả.

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

THANH HÓA Sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Trang Farm đã trở thành điểm đến của đông đảo khách tham quan.

Sống xanh với mỹ phẩm hữu cơ

Sống xanh với mỹ phẩm hữu cơ

Các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ với nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng hướng tới lối sống xanh.

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

HÀ NAM Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, sản phẩm rau an toàn muốn có chỗ đứng, chủ thể cần tổ chức sản xuất để bán hàng thay vì sản xuất và bán hàng.

Xem Thêm