Thứ sáu, 16/05/2025 | 15:19 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 15:18, 16/05/2025

Trang trại rau, dược liệu hữu cơ dưới núi Langbiang

LÂM ĐỒNG Không chỉ sản xuất nông sản hữu cơ, Hiếu Linh Farm còn chế biến sâu, xây dựng thương hiệu OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm.

Chật vật giai đoạn đầu

Nằm ẩn mình dưới chân núi Langbiang tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) là khu vực sản xuất rau sạch và cây dược liệu được chứng nhận hữu cơ của Công ty TNHH Nông sản Tổ hợp tác Hiếu Linh (Hiếu Linh Farm). Thành quả của trang trại là sự kiên trì và tâm huyết của bà Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Hiếu Linh Farm trong hành trình theo đuổi nông nghiệp hữu cơ.

Bà Hậu sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ năm 2017, đến nay đã thu được thành quả xứng đáng. Ảnh: PC.

Bà Hậu sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ năm 2017, đến nay đã thu được thành quả xứng đáng. Ảnh: PC.

Bà Hậu gắn bó với nghề nông từ những năm 90 của thế kỷ trước. Thời bấy giờ, gia đình trồng bắp cải và một số nông sản đặc thù của vùng núi Langbiang để cung ứng cho thị trường. 

Với mong muốn mang đến sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, bảo vệ môi trường, bà Hậu đã quyết định chuyển 1ha đất của gia đình sang canh tác theo hướng hữu cơ.

Bà Hậu bắt tay vào làm nông nghiệp hữu cơ từ năm 2017 với muôn vàn khó khăn khi kiến thức về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế, nông sản hữu cơ chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Bà bắt đầu cải tạo đất và canh tác hữu cơ đầu tiên với các loại rau như bắp cải, cải ngọt, atiso..., sử dụng phân vi sinh bổ sung dinh dưỡng và chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên, chưa được hưởng thành quả thì khó khăn lần lượt ập đến.

“Sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn đầu cây trồng bị sâu bệnh tấn công, nhất là đến giai đoạn sắp thu hoạch sâu bệnh bùng phát mạnh khiến sản phẩm không đạt năng suất, chỉ bằng một nửa so với cách làm truyền thống”, bà Hậu kể.

Trong vườn các loại cây được trồng xen canh để giảm thiểu sâu bệnh hại. Ảnh: PC.

Trong vườn các loại cây được trồng xen canh để giảm thiểu sâu bệnh hại. Ảnh: PC.

Sau một thời gian không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về nông nghiệp hữu cơ, bà đã tìm ra cách để sản xuất đạt hiệu quả hơn. Đó là trồng xen canh các loại cây, kết thúc vụ thì trồng các loại rau khác cắt đứt nguồn sâu bệnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời trồng các cây trồng để thu hút thiên địch, cải tạo đất.

“Giai đoạn ban đầu rất khó khăn, nếu không kiên trì thì không bao giờ vượt qua được. Khi người tiêu dùng biết đến lợi ích của các sản phẩm nông sản hữu cơ, họ sẽ tự tìm đến mình”, bà Hậu chia sẻ.

Khi đã nắm được kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, bà đã phát triển đa dạng cây trồng, tổ chức sản xuất thêm các loại cây dược liệu để chiết xuất tinh dầu và sản xuất các dòng sản phẩm trà hữu cơ cao cấp.

Mô hình sản xuất rau củ và cây dược liệu của bà Hậu gặt hái được thành quả ngọt ngào khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam vào năm 2022. Đây là kết quả xứng đáng sau 5 năm tâm huyết, kiên định với nông nghiệp hữu cơ.

Mang đến giá trị cho cộng đồng

Với tâm huyết và khát vọng xanh, Hiếu Linh Farm không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững.

Các phế phụ phẩm trong sản xuất được Hiếu Linh Farm tận dụng để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng. Ảnh: PC.

Các phế phụ phẩm trong sản xuất được Hiếu Linh Farm tận dụng để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng. Ảnh: PC.

Tất cả các sản phẩm làm từ rau củ quả hữu cơ như trà bồ công anh, trà tía tô, cao bồ công anh, trà mã đề, trà atiso của Hiếu Linh Farm đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và chế biến. Điều này đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

“Chúng tôi không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm mà còn gắn kết với việc bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Hi vọng sản phẩm của Hiếu Linh Farm sẽ mang tới niềm tin và hài lòng cho khách hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ, sản phẩm xanh, sạch, tốt cho sức khỏe cộng đồng”, bà Hậu chia sẻ.

Hiếu Linh Farm hiện đang phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn, tận dụng phế phụ phẩm để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, chú trọng sản xuất cây dược liệu để giảm thiểu sâu bệnh. Hiện Hiếu Linh Farm trồng chủ yếu các loại cây dược liệu như atiso, bồ công anh, tía tô và các loại rau củ như củ dền, cà rốt, cải xoăn…

Ngoài trồng các loại rau, củ, Hiếu Linh Farm còn trồng thêm các loại cây dược liệu như tía tô, bồ công anh, atiso. Ảnh: PC.

Ngoài trồng các loại rau, củ, Hiếu Linh Farm còn trồng thêm các loại cây dược liệu như tía tô, bồ công anh, atiso. Ảnh: PC.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, Hiếu Linh Farm còn chế biến sâu các sản phẩm nông sản hữu cơ, đến nay đã có 4 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao gồm trà tía tô, trà bồ công anh, cao bồ công anh và mứt dâu tây. Sản phẩm của Hiếu Linh Farm được tiêu thụ tại địa phương cùng các farm du lịch, cửa hàng, siêu thị ở TP.HCM, Cần Thơ và các tỉnh thành khác.

Bà Hậu cũng tích cực chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân, hợp tác xã, chuỗi liên kết của tỉnh. Các trường đại học cũng tổ chức cho sinh viên đến tham quan, học tập.

Hiện nay, Hiếu Linh Farm đang xây dựng thêm vùng nguyên liệu dược liệu và chế biến sâu để nâng tầm giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và xây dựng chuỗi liên kết có gắn mã vùng trồng, mang lại giá trị thương hiệu cho địa phương.

Phương Chi

Trang trại rau, dược liệu hữu cơ dưới núi Langbiang

Trang trại rau, dược liệu hữu cơ dưới núi Langbiang

LÂM ĐỒNG Không chỉ sản xuất nông sản hữu cơ, Hiếu Linh Farm còn chế biến sâu, xây dựng thương hiệu OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm.

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.

Xem Thêm