Thứ hai, 14/04/2025 | 20:55 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 20:55, 14/04/2025

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.
Chị Vì Thị Thu Hà cùng các thành viên Hợp tác xã chăm sóc vườn rau, kiên trì với mô hình canh tác hữu cơ bền vững. Ảnh: Duy Học.

Chị Vì Thị Thu Hà cùng các thành viên Hợp tác xã chăm sóc vườn rau, kiên trì với mô hình canh tác hữu cơ bền vững. Ảnh: Duy Học.

Trăn trở “rau sạch từ đất lành”

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, chị Vì Thị Thu Hà, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu (thị xã Mộc Châu, Sơn La) tự hào khoe: "Các anh chị thấy đấy, nông dân chúng tôi làm việc ở đây không cần bảo hộ lao động cầu kỳ, không phải đeo khẩu trang hay găng tay vì sợ hóa chất. Sản xuất hữu cơ cái lợi đầu tiên chính là sức khỏe của người sản xuất, tiếp theo là sức khỏe đất và sức khỏe người tiêu dùng”.

Xuất thân từ gia đình làm nông, chị Hà gắn bó với nghề nông từ năm 2004. Ban đầu, như bao nông dân khác, chị áp dụng phương pháp canh tác truyền thống với sự hỗ trợ của hóa chất. Tuy nhiên, chính những năm tháng trực tiếp lao động trên đồng ruộng đã giúp chị nhận ra rằng nếu muốn duy trì nghề nông bền vững, cần phải thay đổi.

Năm 2014, chị quyết định chuyển sang sản xuất an toàn và thuận tự nhiên. Dù khi đó khái niệm hữu cơ còn khá mới mẻ, nhưng với chị, đó là con đường đúng đắn vì sức khỏe bản thân và sự sống đất đai. Chị tự tìm tòi, thử nghiệm các giống cây phù hợp với phương thức canh tác mới.

Hiện tại, trong tổng số 20ha của Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu, chị Hà đã chuyển đổi thành công 3ha sang sản xuất hữu cơ đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam. Chị lựa chọn trồng 3 nhóm cây trồng chính gồm các loại rau gia vị, đậu Hà Lan và dưa Pepino (dưa hấu Nam Mỹ). Đây là những cây trồng chống chịu tốt với sâu bệnh, giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư.

Chị Vì Thị Thu Hà, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu cho rằng, sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ quyết định tương lai của nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Duy Học.

Chị Vì Thị Thu Hà, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu cho rằng, sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ quyết định tương lai của nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Duy Học.

Chị Hà chia sẻ: “Rau gia vị có chứa tinh dầu, khả năng chống sâu bệnh tự nhiên lên đến 80 - 90%, ít gặp vấn đề như các loại rau khác. Hơn nữa, nhờ đặc tính ưa bóng mát, rau gia vị có thể trồng xen dưới dưa Pepino để tối ưu diện tích đất và không lo cây cạnh tranh dinh dưỡng”.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ sản xuất dựa vào hóa chất sang canh tác hữu cơ không hề dễ dàng. Chị Hà đã phải chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để đảm bảo việc canh tác hữu cơ đạt hiệu quả. Nếu vẫn giữ nguyên các giống cây trồng như trước đây, việc sản xuất hữu cơ sẽ rất khó thành công.

Đặt chất lượng và môi trường trên năng suất

Chị Hà luôn ấp ủ mong muốn mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ, nhưng để làm được điều đó, chị cần sự đồng hành của các thành viên trong Hợp tác xã. Chị hiểu rằng muốn thuyết phục mọi người, mình phải làm trước, tạo ra thành quả thực tế để minh chứng tính bền vững của mô hình này.

Toàn cảnh trang trại hữu cơ diện tích 3ha của chị Vì Thị Thu Hà tại thị xã Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Quang Dũng.

Toàn cảnh trang trại hữu cơ diện tích 3ha của chị Vì Thị Thu Hà tại thị xã Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Quang Dũng.

Điều khiến chị Hà trăn trở nhất là tư duy chạy theo năng suất của nhiều nông dân, kể cả trong Hợp tác xã của chị. Chị chia sẻ: “Khi đã làm hữu cơ, yếu tố quan trọng nhất là giữ vững nguyên tắc, quy trình canh tác, đặt chất lượng và môi trường lên trên năng suất. Chỉ có sản xuất thuận tự nhiên mới mang lại sự ổn định lâu dài cho cả người trồng, người tiêu dùng và hệ sinh thái”.

Bên cạnh đó, chị thừa nhận: “Thị trường là một thách thức không nhỏ đối với sản phẩm hữu cơ. Có những nơi gắn mác hữu cơ, bán giá thấp, khiến người làm nông nghiệp hữu cơ chân chính như chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều đó làm mất đi giá trị thực sự của sản phẩm hữu cơ”.

Dù vậy, chị Hà tin tương lai của nông nghiệp hữu cơ rất khả quan: “Ngày càng có nhiều người quan tâm đến sức khỏe và tìm kiếm thực phẩm sạch. Nông sản hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính nông dân”.

"Sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ quyết định tương lai của nông nghiệp hữu cơ. Khi thị trường trân trọng đúng giá trị của nông sản sạch, những nông dân như chúng tôi sẽ có thêm động lực để kiên trì với con đường làm nông nghiệp bền vững”, chị Hà nói.

“Khí hậu và hệ sinh thái Việt Nam vô cùng đa dạng, mỗi vùng có thế mạnh riêng. Nông dân cần phát triển những sản phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên thay vì can thiệp bằng hóa chất để ép cây trồng phát triển trái với quy luật sinh học. Khi đó, sản phẩm mới có được hương vị nguyên bản và giá trị đặc trưng” chị Vì Thị Thu Hà, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu chia sẻ.

Hồng Thắm - Duy Học - Quang Dũng

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

THANH HÓA Sử dụng phân bón có nguồn gốc sinh học, áp dụng các giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững giúp anh Hải thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng dưa vàng.

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

HẬU GIANG Một nông dân Hậu Giang trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, sự kiên trì, sáng tạo giúp ông nâng cao thu nhập, tạo hướng đi bền vững cho bà con trong vùng.

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

THÁI NGUYÊN Để chè trung du đạt chuẩn hữu cơ mang đậm đà hương vị 'tiền chát hậu ngọt' đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được cây chè hấp thụ hiệu quả.

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

THANH HÓA Sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Trang Farm đã trở thành điểm đến của đông đảo khách tham quan.

Xem Thêm