Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:13 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 22:00, 21/12/2023

Nông nghiệp hữu cơ hòa cùng dòng chảy 'nâu' sang 'xanh' của Đất mỏ

QUẢNG NINH Quảng Ninh đang chuyển dịch nền kinh tế từ 'nâu' sang 'xanh'. Đây là cơ hội thuận lợi để nền nông nghiệp Đất mỏ chuyển từ sản xuất truyền thống sang hướng hữu cơ.

Tại Quảng Ninh, phương thức canh tác theo hướng hữu cơ đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức manh mún, nhỏ lẻ, thực hiện từng phần với sản lượng, quy mô, chủng loại sản phẩm còn hạn chế.

Hiện nay, sản xuất hữu cơ được khuyến khích áp dụng, tuy vậy để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hàng hóa, cần nhận thức rõ và có những bước đi phù hợp với nhu cầu và thực tiễn sản xuất.

Lợn Móng Cái là một trong những sản phẩm đang được Quảng Ninh định hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Lợn Móng Cái là một trong những sản phẩm đang được Quảng Ninh định hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với quan điểm chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh" theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đang triển khai các giải pháp chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, trong đó phát triển nông nghiệp hữu cơ là bước đi phù hợp với xu hướng và thực tiễn.

Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là một trong những chủ trương lớn, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy tiềm năng thế mạnh vốn có của tỉnh.

Với tổng diện tích tự nhiên gần 630.000ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (78,3%), tỉnh Quảng Ninh có điều kiện đa dạng về địa hình và tiểu vùng khí hậu, có nhiều vùng rừng núi tự nhiên, vùng trồng trọt, nuôi trồng thủy sản quảng canh, ít bị ô nhiễm. Vì vậy, Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, nhất là phát triển các sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ hữu cơ. 

Ngoài ra, với lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, hạ tầng giao thông, kênh tiêu thụ đa dạng, sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2020 - 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã triển khai dự án phát triển vùng nuôi rươi thương phẩm kết hợp canh tác lúa hữu cơ trên địa bàn thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên và TP Uông Bí với phương pháp sản xuất không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần tăng sức cạnh tranh của lúa gạo trên thị trường.

Quế hữu cơ hiện là một trong những sản phẩm nổi bật ở Quảng Ninh.Ảnh: Nguyễn Thành.

Quế hữu cơ hiện là một trong những sản phẩm nổi bật ở Quảng Ninh.Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo ông Trần Văn Thực, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, mặc dù hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp hữu cơ có thể thấy rõ, tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng đồng nghĩa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bởi nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi quy trình sản xuất khắt khe, cần có thời gian để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới... đáp ứng yêu cầu. 

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu, phương hướng nhằm phát triển nông nghiệp hữu cơ, tạo ra sản phẩm được đánh giá, chứng nhận phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của các loại nông sản, thực phẩm của tỉnh; khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế để phát triển bền vững.

Cụ thể, phát triển nông nghiệp hữu cơ phải gắn liền với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phong trào xây dựng nông thôn mới; vừa bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, vừa phát triển du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, có chứng nhận tiêu chuẩn... Quy mô phát triển từ cấp độ hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp. Tăng cường liên kết sản xuất, trên cơ sở có sự tham gia của nhà quản lý, nhà khoa học và các thành phần kinh tế.

Quảng Ninh cũng xác định phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm đặc thù, có lợi thế của tỉnh, tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Hình thành các vùng sản xuất hữu cơ có khả năng cung ứng với khối lượng sản phẩm lớn, giá trị cao, có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, năng lực cạnh tranh cao, đặc biệt là những sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP. 

Giai đoạn đến 2025 và 2030, tỉnh Quảng Ninh tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ với những nhóm sản phẩm sau: Đối với nhóm sản phẩm trồng trọt, tập trung phát triển lúa, rau, khoai lang, chè, na, ổi; chăn nuôi ợn thịt, gà, trứng vịt; thủy sản có tôm, cua, rươi, sá sùng; dược liệu và lâm sản ngoài gỗ gồm quế, hồi, sở, ba kích, trà hoa vàng…

Nguyễn Thành

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm