Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:47 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 08:47, 15/12/2023

Lợi thế hiếm có để Bắc Kạn sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên như đất, nước, không khí còn tương đối sạch, có nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Theo ông Nguyễn Mỹ Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Kạn, tỉnh đang có "thiên thời, địa lợi" để sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đang rất lớn. Đây là cơ sở để tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên những lợi thế của địa phương.

Với Bắc Kạn, lợi thế đó là điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác của người dân chủ yếu dựa vào tự nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học, phân bón hóa học tương đối ít. Nhờ đó, hiện nay môi trường đất, nước, không khí còn tương đối sạch, đây là điều kiện thuận lợi nhất để tỉnh tập trung sản xuất nông sản hàng hóa hữu cơ. Tiêu chuẩn của sản phẩm hữu cơ rất khắt khe, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải đạt tiêu chuẩn, do vậy đất đai, nguồn nước sạch là điều kiện thuận lợi mà nhiều nơi khác không có được.

Bí xanh thơm, một trong những sản phẩm của Bắc Kạn đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: TL.

Bí xanh thơm, một trong những sản phẩm của Bắc Kạn đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: TL.

Một lợi thế của Bắc Kạn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là tỉnh có nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng như dong riềng, gạo Bao Thai, bí xanh, hồng không hạt, cam quýt... Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh có quy mô tương đối lớn, những vùng chuyên canh này sẽ thuận lợi để đưa khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Để sản xuất nông sản hữu cơ phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn rất khắt khe, muốn đáp ứng những tiêu chuẩn này cần tuân thủ quy trình sản xuất khép kín. Trong khi đó, nông dân ở Bắc Kạn quen với tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự do, việc sản xuất tuân thủ quy trình kỹ thuật lúc đầu sẽ rất khó khăn.

Với những lợi thế, khó khăn đã được chỉ ra, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tỉnh đã có chính sạch hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất hữu cơ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí nguồn vốn để tổ chức thực hiện, hỗ trợ thông qua các mô hình liên danh, liên kết.

Ngoài ra, các chương trình khoa học công nghệ của tỉnh cũng hỗ trợ cho các HTX chuỗi liên kết sản xuất hữu cơ. Tỉnh cũng đã ban hành nghị quyết về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng lực cho các tổ chức sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các HTX về giống, vật tư phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng thời thông qua các mô hình liên kết để hỗ trợ máy móc, nhà xưởng...

Để sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ, hàng năm tỉnh Bắc Kạn cũng dành một phần ngân sách hỗ trợ các HTX, cơ sở sản xuất kinh phí cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Vì hiện nay, bên cạnh sản phẩm đáp ứng nghiêm ngặt tiêu chuẩn thì kinh phí để cấp giấy chứng nhận hữu cơ cũng tương đối lớn. Do vậy tỉnh dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Lúa nếp Tài của HTX Yến Dương (huyện Ba Bể) đạt chuẩn hữu cơ Việt Nam, đang trong giai đoạn chuyển đổi đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản. Ảnh: Ngọc Tú. 

Lúa nếp Tài của HTX Yến Dương (huyện Ba Bể) đạt chuẩn hữu cơ Việt Nam, đang trong giai đoạn chuyển đổi đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Nguyễn Mỹ Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Kạn cho biết thêm, để thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển, tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp lớn tham gia liên danh, liên kết với người dân trên địa bàn để sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Song song với các hình thức hỗ trợ trực tiếp, tỉnh Bắc Kạn cũng tăng cường tuyên truyền đến người dân, HTX về lợi ích khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đó là lợi ích về kinh tế, sức khỏe người tiêu dùng, sức khỏe người trực tiếp sản xuất, môi trường tự nhiên được cải thiện.

Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp cho người dân, HTX tham gia sản xuất nông sản hữu cơ, Bắc Kạn cũng tích cực hỗ trợ các chủ thể quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua xúc tiến tham gia các hội trợ, triển lãm, gian hàng tổ chức trong và ngoài tỉnh. Với những sản phẩm nông sản hữu cơ có tiềm năng, các chủ thể của sản phẩm sẽ được hỗ trợ để xuất khẩu.

Đến thời điểm này, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ quy mô nhỏ như lúa hữu cơ, dong riềng hữu cơ, nghệ hữu cơ, bí xanh thơm hữu cơ...

Duy Học - Công Bền

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm