Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:46 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 06:45, 20/12/2023

Cam hữu cơ 'ngủ màn' nức tiếng gần xa

NGHỆ AN Mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng cam hữu cơ giúp trang trại Ngọc Hường thắng lớn, mỗi năm lãi ròng cả tỷ đồng.
Thương hiệu cam hữu cơ của trang trại Ngọc Hường được đông đảo người tiêu dùng biết. Ảnh: Việt Khánh.

Thương hiệu cam hữu cơ của trang trại Ngọc Hường được đông đảo người tiêu dùng biết. Ảnh: Việt Khánh.

Toàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) có khoảng 500ha trồng cam các loại. Nhằm phát triển cây cam bền vững, ngành NN-PTNT và UBND huyện này định hướng từng bước chuyển dịch từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.

Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương khẳng định, sản xuất hữu cơ đang là hướng đi tất yếu trong xu thế mới. Trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ mạnh dạn áp dụng sản xuất cam theo hướng hữu cơ, tiêu biểu là trang trại Ngọc Hường. Huyện kỳ vọng thời gian tới sẽ tạo đà lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa về sản xuất cam hữu cơ.

Trang trại Ngọc Hường mà ông Thanh nhắc đến do chị Nguyễn Thị Hường (trú tại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương) làm chủ. Để xây dựng được hương hiệu cam hữu cơ, hộ chị Hường đã trải qua một hành trình dài kiên trì, với nhiều gian nan, thách thức.

Mô hình là điểm sáng của huyện Thanh Chương. Ảnh: Việt Khánh.

Mô hình là điểm sáng của huyện Thanh Chương. Ảnh: Việt Khánh.

Năm 2016, vợ chồng chị Hường xắn tay cải tạo hơn 6ha vườn đồi để trồng cây ăn quả có múi, trọng tâm là cam và bưởi. Hơn 1,2 tỷ đồng được chi ra, đan xen với đó là chuỗi ngày đầu tắt mặt tối, tất tả ngược xuôi. Lắm lúc khốn khó bủa vây tưởng chừng gục ngã, nhưng rồi niềm tin, sự kiên định cũng mang lại thành quả tương xứng. Sau khoảng 4 năm tích cực chăm bẵm, những vườn cam, vườn bưởi đã đơm hoa kết trái và mang lại nguồn thu nhất định.

Qua nhiều năm làm kinh tế vườn đồi, chị Hường nhận thấy sản xuất theo phương thức truyền thống có hiệu quả nhưng lợi nhuận thu về không cao. Nhận thấy tiếp tục triển khai trong điều kiện bất thuận (môi trường ô nhiễm; đất thoái hóa, bạc màu; đầu vào khó kiểm soát, thị trường bấp bênh…) sẽ đối diện với quá nhiều rủi ro, sau khi tính toán kỹ lưỡng, chị quyết tâm chuyển hướng sang canh tác theo mô hình nông nghiệp hữu cơ.   

Kết quả cho thấy đây là lựa chọn đúng đắn. Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch cam, khách hàng tấp nập nên chủ vườn chẳng mấy khi được ngơi tay. Tiếng lành đồn xa, thương hiệu cam hữu cơ của trang trại Ngọc Hường nhanh chóng phủ sóng thị trường, bán chạy "như tôm tươi", có bao nhiêu hết bấy nhiêu.

Mạnh dạn chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ giúp tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao. Ảnh: Việt Khánh.

Mạnh dạn chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ giúp tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao. Ảnh: Việt Khánh.

Trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ là mấu chốt của thành công. Sản phẩm sạch đúng nghĩa của trang trại Ngọc Hường sớm tạo dựng được niềm tin vững chắc của người tiêu dùng, từng bước chinh phục được những thị trường khó tính như TP Vinh, Hà Nội, TP.HCM, Đã Nẵng…

“Không có gì là dễ dàng cả, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian đầu thực sự khó khăn do kinh phí đầu tư quá lớn, công sức bỏ ra quá nhiều. Áp dụng canh tác bằng phương pháp hữu cơ càng gian nan gấp bội phần, mỗi công đoạn đều phải tỉ mẩn, chỉn chu, vất vả từ đầu chí cuối. Khi ra quả phải thuê mướn nhân công bọc từng quả lại, kết hợp “mắc màn” cho cây để tránh các loại côn trùng gây hại.

Bón phân hữu cơ rất tốn kém, bù lại giúp đất phì nhiêu, tươi xốp, giúp cây trồng khỏe, kháng bệnh tốt, cho năng suất cao. Cam, bưởi áp dụng cách này quả đạt trọng lượng tối ưu, lại hạn chế tỉ lệ rụng, thối quả do ảnh hưởng cực đoan của thời tiết. Chung quy là gian nan bước đầu nhưng hưởng lợi lâu dài về sau”, chị Hường bộc bạch.

Đặc sản 'cam phủ màn' của trang trại Ngọc Hường được trưng bày tại nhiều hội chợ lớn. Ảnh: Việt Khánh.

Đặc sản "cam phủ màn" của trang trại Ngọc Hường được trưng bày tại nhiều hội chợ lớn. Ảnh: Việt Khánh.

Hiện trang trại Ngọc Hường có 2.500 cây cam và 500 gốc bưởi, nhờ chất lượng vượt trội, trang trại đã được cơ quan chức năng cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Tính toán sơ bộ, năm nay trang trại sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 60 tấn cam, bưởi các loại, riêng dịp Tết Nguyên đán sẽ có khoảng 18 - 20 tấn cam xã đoài, 5 tấn cam bù, 10.000 quả bưởi Diễn được tung ra thị trường. Trừ chi phí, dự kiến lãi ròng 1 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Hường thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Những sản phẩm chất lượng vượt trội, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng luôn được thị trường đón nhận. Hòa trong xu thế nông nghiệp 4.0, chúng tôi xác định sản xuất hữu cơ là hướng đi bền vững nhất”.

Việt Khánh

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm