Thứ tư, 27/03/2024 | 18:35 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 07:13, 18/01/2022

Món ngon mỗi ngày

Món ăn mỗi ngày: Cách làm mứt gừng khô thái lát

Mứt gừng khô thái lát là món ăn ngày Tết được mọi người đều yêu thích đặc biệt là người trung tuổi và người già bởi vì mứt gừng rất tốt cho sức khỏe.
Món ngon mỗi ngày - Hướng dẫn chi tiết cách làm món Mứt gừng khô thái lát

Món ngon mỗi ngày - Hướng dẫn chi tiết cách làm món Mứt gừng khô thái lát

1. Nguyên liệu

- Gừng tươi: 2kg, bạn nên sử dụng gừng bánh tẻ hoặc còn non, vì nếu dùng gừng già sẽ rất cay và cũng có nhiều xơ.

- Chanh tươi: 1 quả Lấy nước cốt hoặc thay thế bằng 50ml dấm, hoặc 5g phèn chua

- Đường kính trắng: 800g

- Muối: 2 thìa to.

- Vanilla: 2 ống

- 1 chảo chống dính để rim mứt gừng.

2. Cách làm món Mứt gừng khô thái lát

- Bước 1: Gừng non ngâm nước muối, rửa sạch và thái lát mỏng.

Gừng non: Chuẩn bị 200g muối hòa với 1 lít nước, Sau khi mua gừng về, ngâm gừng trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lớp đất, cát bám trên bề mặt vỏ. Dùng dao cạo đi lớp vỏ bên ngoài và thái thành những lát thật mỏng (hoặc dùng dụng cụ nạo vỏ hoa quả để nạo gừng thành những lát mỏng).

Cho gừng vào ngâm nước muối như vậy trong khoảng 20 phút mục đích để khử bớt vị cay, hăng của gừng.

Lưu ý: Gừng cắt lát mỏng chừng 1,5mm, không cắt dày quá vì gừng sẽ không ngấm đủ đường hoặc mỏng quá khi xào sẽ nát.

- Bước 2: Gừng đã thái lát mỏng luộc với Phèn chua (Nước vôi).

Đun sôi 2 lít nước với 5g phèn chua, (hoặc có thê thay thế phèn chua bằng 50ml dấm hoặc nước cốt chanh) rồi cho gừng vào chần khoảng 10 phút, làm thế này món mứt gừng sẽ có độ trong, dẻo ngon hơn rất nhiều, sau đó rửa sạch nhiều lần với nước cho hết phèn nhé.

- Bước 3: Tẩm ướp gừng với đường cát.

Vớt gừng ra và rửa lại với nước sạch nhiều lần (2-3 lần) để loại bỏ đi phèn chua (dấm hoặc vị chanh). Sau đó, ướp gừng lát với đường cát theo tỉ lệ 2:1. Tức là, cứ 1kg gừng thì ta nên sử dụng 500g đường (5 lạng) là phù hợp nhất.

Muốn món mứt gừng được thấm đều đường và thơm ngon hơn thì hãy để đường tan hoàn toàn rồi mới rim mứt. Chúng ta cần khoảng thời gian từ 2h đến 3h để đường và gừng hòa quyện lại. Có thể để cho đường tan hoàn toàn rồi mới rim gừng thành mứt hoặc chỉ ướp gừng với đường khoảng 30 phút – 1 tiếng rồi rim luôn cũng được.

- Bước 4: Rim lô gừng lát đã Tẩm ướp đường cát.

Khi gừng đã ngấm đường, bạn cho gừng lên chảo chống dính, vặn lửa nhỏ để rim mứt gừng bạn cho 2 ống vani vào để tạo mùi thơm và đảo đều nhẹ nhàng khi hỗn hợp sôi lên. Khi nước gần cạn, các bạn hạ lửa nhỏ đảo đều tay để đường khô bám đều vào miếng gừng, đến khi thấy gừng có độ dẻo nhất định, trong là được.

Chú ý: nếu ướp đường chưa tan hoàn toàn thì khi cho gừng và cả đường vào chảo nên cho thêm vào chảo chút xíu nước.

Khi thấy gừng khô đều, đường trắng kết tinh vào từng lát tạo thành món mứt gừng thơm ngon thì đảo nhanh tay vài lần nữa rồi nhắc chảo xuống, tắt bếp, để nguội là được.

Chú ý: muốn mứt gừng ngon thì không được để lửa to vì thiếu kiên nhẫn.

- Bước 5: Thành phẩm mứt gừng và Bảo quản.

Khi mứt đã nguội hẳn thì nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc buộc kín túi nilon để bảo quản mứt được lâu, trong thời gian dài, mứt gừng có hạn sử dụng lâu nhất trong số các loại mứt. Tuy nhiên, tránh để mứt tiếp xúc với không khí dễ gây mốc, hỏng.

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành món ngon mỗi ngày với món Mứt gừng khô thái lát . Món mứt kẹo ngày dành cho ngày Tết này có mùi vị hấp dẫn, ngọt nhẹ và thơm dịu mùi vị của gừng. Đường trắng kết tinh bám vào từng lát gừng trông đẹp mắt.

Quây quần bên gia đình cùng với lọ mứt gừng tự tay mình làm cùng với ly trà nóng hổi, thơm nồng trong cái giá lạnh của thời tiết ngày tết thì còn gì tuyệt vời hơn được nữa? Vừa ấm lòng lại vừa có tác dụng trị ho, giải cảm.

Thanh Tâm

Tuần lễ ẩm thực nông sản Việt Nam

Tuần lễ ẩm thực nông sản Việt Nam

HÀ NỘI Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam được tổ chức từ ngày 27 - 29/10.

'Độc lạ Trà Vinh': Sữa chua dừa sáp sấy giòn tan 6 vị, lạ mà ngon

'Độc lạ Trà Vinh': Sữa chua dừa sáp sấy giòn tan 6 vị, lạ mà ngon

Đầu năm 2022, Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) cho ra mắt một sản phẩm rất ‘độc lạ’, sữa chua dừa sáp sấy khô giòn tan.

Muôn màu bánh nếp giữa nhân gian

Muôn màu bánh nếp giữa nhân gian

Một điều thú vị là Nam bộ có những loại bánh nếp khá tương đồng với các loại bánh của các nước bạn.

Độc đáo loại bánh sử dụng gạo nếp ngon nhất Tây Bắc

Độc đáo loại bánh sử dụng gạo nếp ngon nhất Tây Bắc

Những ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày ở Văn Bàn (Lào Cai) chuẩn bị những nguyên liệu ngon nhất Tây Bắc để gói bánh truyền thống.

Ngày hội cua Cà Mau lần thứ nhất diễn ra từ ngày 23-31/12

Ngày hội cua Cà Mau lần thứ nhất diễn ra từ ngày 23-31/12

Cà Mau Tại ngày hội cua Cà Mau sẽ diễn ra cuộc thi ẩm thực với chủ đề “Hương vị cua Cà Mau” kết hợp việc xác lập kỷ lục 69 món chế biến từ cua.

Ngày của Phở 12-12: Đi tìm người nấu phở ngon năm 2022

Ngày của Phở 12-12: Đi tìm người nấu phở ngon năm 2022

Hà Nội Năm 2022 - 'Ngày của Phở 12-12' bước sang năm thứ 6, với chủ đề Phở Việt - Tinh hoa hội tụ, chương trình sẽ được tổ chức tại Nam Định từ 10-12/12.

Bí quyết làm cốm Tú Lệ

Bí quyết làm cốm Tú Lệ

Đến Tú Lệ mùa lúa chín nơi đâu cũng thấy thơm mùi cốm mới, mùi hương thơm ngào ngạt của lúa nếp tan. Đó là bí quyết làm cốm của người dân Tú Lệ.

'Sống lại' những đặc sản ẩm thực vùng cao

'Sống lại' những đặc sản ẩm thực vùng cao

Bún khô, mắm cá ruộng, bánh gai… là các sản phẩm ẩm thực đặc sản truyền thống ở các bản làng Tuyên Quang đang dần được khôi phục và gắn sao OCOP.

Bốn món ăn Cà Mau lọt vào top 100 món ăn đặc sản

Bốn món ăn Cà Mau lọt vào top 100 món ăn đặc sản

Cà Mau có 4 món ăn đặc sản được Hội Kỷ lục Việt Nam đưa vào vào top 100 món ăn đặc sản, top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam năm 2021 - 2022.

Đồng Tháp có 4 món ăn, đặc sản vào Top 100 đặc sản Việt Nam

Đồng Tháp có 4 món ăn, đặc sản vào Top 100 đặc sản Việt Nam

Đồng Tháp Vùng đất Sen Hồng có 4 món ăn, đặc sản khá nổi tiếng: chuột đồng quay lu, cá lóc nướng cuốn lá sen non, khô cá lóc Đồng Tháp Mười và Hồng Sen Tửu.

Xem Thêm