Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:35 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 09:02, 17/08/2023

Cà phê hữu cơ được mua với giá gấp 2 lần giá thị trường

LÂM ĐỒNG Kiên trì sản xuất cà phê hữu cơ chất lượng cao, sản phẩm cà phê đạt chuẩn hữu cơ của Hợp tác xã Hoa Linh Coffee đã được mua giá gấp 2 lần thị trường.

Kiên định vượt thách thức 

Ông Trần Mai Bình (ngụ thôn 5, xã Tân Châu, huyện Di Linh, Lâm Đồng) được biết đến là một trong những người tiên phong gây dựng, phát triển mô hình cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ ở huyện Di Linh.

Nông dân này chia sẻ, gia đình gắn bó với cây cà phê suốt hàng chục năm qua và cũng chịu nhiều thăng trầm do giá cả thị trường liên tục biến động. Năm 2019, nhận thấy việc phát triển cà phê theo cách làm truyền thống mang lại lợi nhuận thấp nên ông Bình đã tìm hiểu và quyết định chuyển hướng qua sản xuất cà phê chất lượng cao theo hướng hữu cơ.

Hiện tại, 4,5ha cà phê của gia đình ông Trần Mai Bình đã đạt chứng nhận hữu cơ theo TCVN. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện tại, 4,5ha cà phê của gia đình ông Trần Mai Bình đã đạt chứng nhận hữu cơ theo TCVN. Ảnh: Minh Hậu.

Để sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn, xứng đáng với danh hiệu “chất lượng cao”, ngoài việc thu hái chín 100%, chế biến phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật… thì việc sản xuất, chăm bón cho cây trên vườn là yếu tố quyết định. Toàn bộ cây trồng đang duy trì năng suất gần 4 tấn nhân/ha, khi cắt nguồn phân bón hoá học, cắt nguồn thuốc bảo vệ thực vật cây bỗng bị suy giảm, năng suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Vườn cây bị suy kiệt, năng suất sụt giảm trong khi gặp nhiều vấn đề khác đến từ thị trường nên tôi phải đấu tranh với chính mình rất nhiều. Không những thế còn phải đấu tranh, khuyên những người trong gia đình ủng hộ cách làm mới, sản xuất theo quy trình hữu cơ”, ông Bình thổ lộ.

Nhờ kiên trì thực hiện sản xuất theo quy trình hữu cơ, đến năm 2021 - 2022, vườn cà phê đã dần phục hồi và cho năng suất cao trở lại, đạt gần 3,5 tấn nhân/ha. Cũng thời điểm này, cà phê của gia đình ông Bình cũng được đối tác tại TP.HCM hợp đồng thu mua với mức giá cao hơn cà phê truyền thống tại địa phương. Đây cũng là thời gian xoá tan mọi hoài nghi về cách làm mới của ông Bình và chứng minh cho việc sản phẩm chất lượng cao có thể sống khoẻ trong thị trường đầy biến động.

Cũng trong giai đoạn này, ông Bình đã cùng với 3 hộ gia đình khác tại địa phương thành lập Tổ hợp tác Hoa Linh Coffee và đến nay đã phát triển thành Hợp tác xã Hoa Linh Coffee với vùng nguyên liệu lên đến 15ha.

Gia đình ông Trần Mai Bình sử dụng các loại phân hữu cơ, kết hợp nguồn phân tự ủ từ vỏ cà phê để bón cho cây trồng. Ảnh: Minh Hậu.

Gia đình ông Trần Mai Bình sử dụng các loại phân hữu cơ, kết hợp nguồn phân tự ủ từ vỏ cà phê để bón cho cây trồng. Ảnh: Minh Hậu.

Cà phê đạt chuẩn hữu cơ được trả giá gấp 2 lần thị trường

Cách làm mới mang lại hiệu quả và ông Bình tiếp tục tiến đến thực hiện sản xuất cà phê đạt chuẩn hữu cơ. Theo đó năm 2022, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, gia đình ông bắt tay xây dựng mô hình vườn cà phê theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN).

Ông thổ lộ: Trước đây cây trên vườn đã được gia đình sản xuất theo mô hình cà phê chất lượng cao, theo hướng hữu cơ nên việc chuyển qua đạt chuẩn hữu cơ theo TCVN không quá khó. Quan trọng là phải thực hành theo quy chuẩn, tuân thủ các điều kiện và phải đảm bảo các chỉ số theo quy định.

Hiện nay, ở mô hình cà phê hữu cơ, gia đình ông Bình duy trì cỏ nền vườn để tạo lớp thảm thực vật giữ ẩm cho đất, tạo môi trường sống cho các vi sinh vật. Để đảm bảo dinh dưỡng cho cây và phòng trừ sâu, bệnh hại, gia đình ông sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học… trong danh mục cho phép để chăm bón.

Gia đình cũng tận dụng vỏ cà phê để xử lý, ủ làm phân bón hữu cơ bổ sung cho cây trồng. Nhờ canh tác theo quy trình hữu cơ nên độ ẩm nền vườn luôn được đảm bảo. Đất xuất hiện nhiều vi sinh vật, đặc biệt giun sinh sản nhiều làm đất tơi xốp. Hệ sinh thái trên vườn được đảm bảo, chất dinh dưỡng và độ ẩm luôn được duy trì nên cà phê khoẻ mạnh, cho năng suất trên 3,5 tấn nhân/ha.

Sản phẩm cà phê hữu cơ của gia đình ông Trần Mai Bình được thị trường tiêu thụ với mức giá cao vượt trội so với cà phê thông thường. Ảnh: Minh Hậu.

Sản phẩm cà phê hữu cơ của gia đình ông Trần Mai Bình được thị trường tiêu thụ với mức giá cao vượt trội so với cà phê thông thường. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay, toàn bộ 4,5ha cà phê của gia đình ông Bình đã đạt chứng nhận hữu cơ theo TCVN và sản phẩm cà phê của gia đình đã được các đối tác trong nước thu mua với giá cao hơn thông thường. Ông cho biết, việc phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ đang được ông phổ biến cho các thành viên Hợp tác xã Hoa Linh Coffee.

Hiện tại, Hợp tác xã đang xây dựng vùng nguyên liệu 15ha và dự định đạt chuẩn hữu cơ trong năm nay. Việc phát triển cà phê hữu cơ đã giúp nâng tầm giá trị, nâng cao chất lượng và đặc biệt bảo vệ sức khoẻ người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Do vậy, Hợp tác xã Hoa Linh Coffee tiến tới nhân rộng, phát triển vùng sản xuất hữu cơ lên 30ha vào năm 2024.

Sản phẩm cà phê của Hợp tác xã Hoa Linh Coffee từng lọt TOP 10 cà phê đặc sản tại cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023 - VietNam Amazing Cup 2023. Ảnh: Minh Hậu.

Sản phẩm cà phê của Hợp tác xã Hoa Linh Coffee từng lọt TOP 10 cà phê đặc sản tại cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023 - VietNam Amazing Cup 2023. Ảnh: Minh Hậu.

Bà Đinh Thị Thuỳ Vân (vợ ông Bình) cho biết, tháng 4/2023 vừa qua, sản phẩm cà phê của Hoa Linh Coffee tham gia cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023 – VietNam Amazing Cup 2023 tại Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) đã và lọt vào TOP 10 cà phê đặc sản. Tại cuộc thi này, một doanh nghiệp chuyên rang xay đã trả gấp 8 lần giá thị trường để mua lô cà phê phục vụ chế biến. Theo bà Thuỳ Vân, Hoa Linh Coffee hiện sản xuất 6 loại sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Vũ Hồng Long, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, toàn huyện có trên 45 nghìn ha cà phê với tổng sản lượng hàng năm khoảng 145 nghìn tấn, khoảng 95% cà phê của địa phương phục vụ xuất khẩu. Theo ông Long, xu hướng của thể giới là gia tăng sản xuất hữu cơ, tiêu dùng sản phẩm hữu cơ. Do vậy, địa phương đang khuyến khích người dân, doanh nghiệp, các tổ hợp tác, hợp tác xã tập trung sản xuất cà phê hữu cơ, nâng cao giá trị.

Minh Hậu

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm