Thứ bảy, 24/05/2025 | 16:23 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 18:55, 08/05/2023

Trồng sen hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

ĐỒNG NAI Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát đang đầu tư hoàn thiện mô hình, liên kết với bà con vùng nguyên liệu trồng sen hướng hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Nói đến sen, phải kể tới vùng sen của Đồng Tháp Mười. Tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), sen cũng là một trong những sản phẩm tiêu biểu được bà con nông dân đầu tư chăm chút từ nhiều năm nay. Một trong những HTX tiêu biểu đã đưa cây sen của tỉnh Đồng Nai đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước đó là HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát.

Chị Nguyễn Thị Bích Lệ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát (ấp Vĩnh Tiên, xã Long Tân, Nhơn Trạch, Đồng Nai) giới thiệu sản phẩm từ sen với khách hàng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chị Nguyễn Thị Bích Lệ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát (ấp Vĩnh Tiên, xã Long Tân, Nhơn Trạch, Đồng Nai) giới thiệu sản phẩm từ sen với khách hàng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Kể về quá trình khởi nghiệp từ cây sen, chị Nguyễn Thị Bích Lệ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát (ấp Vĩnh Tiên, xã Long Tân) cho hay, năm 1998, gia đình chị cũng như nhiều nông dân trong xã đã sớm chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen. Bởi lúc này, có công ty nước ngoài đã về địa phương đầu tư và ký hợp đồng để bà con cung cấp sen cho họ.

Tuy nhiên đến mùa thu hoạch, bà con đem từng bao sen đến bán thì công ty không mua vì kích cỡ không đạt tiêu chuẩn của họ.

"Gia đình tôi cũng là một trong những nạn nhân khi ấy phải đổ bỏ sen khô héo ngoài đồng. Thương bà con, thương chính người thân của mình nên lúc đó tôi nảy ý tưởng phải làm thế nào giúp đỡ bà con quê hương mình giải quyết lượng sen này. Từ đó, tôi bắt tay vào nghề làm sen. Sen tươi mau hư thì phơi khô, sen nhỏ khó bán, tách lấy tim sen làm trà… Lúc đó, tôi chỉ có một quyết tâm là phải bán được hàng, phải giúp gia đình và bà con có đầu ra, giữ được nghề trồng sen”, chị Lệ kể và cho biết, năm 2020, cơ sở chế biến sen Trường Phát bắt đầu ra đời.

Lúc đầu, chị mang hạt sen của gia đình đã bóc tách ra chợ bán, dần dần có mối bạn hàng nhiều, chị nghĩ ra làm các sản phẩm khác từ hạt sen như bột sen, trà hạt sen và bắt đầu thu mua cho bà con trong xã, rồi trong huyện.

Các sản phẩm từ sen của HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các sản phẩm từ sen của HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Để cạnh tranh với các sản phẩm từ sen của các vùng khác, chị Lệ cũng yêu cầu bà con trồng theo quy trình của HTX để hạt sen thu hoạch đạt chất lượng như giống sen do HTX cung cấp, cách thu hoạch sen (cứ 3 ngày hái một lần, hạt sen khi hái không được để nước vào…) và đặc biệt không sử dụng phân bón hóa học mà thay vào đó là phân hữu cơ.

Đến năm 2020, với các sản phẩm từ hạt sen của địa phương mình, chị Nguyễn Thị Bích Lệ đã vào vòng chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp Trung ương và đạt giải Phụ nữ tiên phong toàn quốc. Ngoài ra, chị cũng đạt giải Nhì Cuộc thi Đổi mới sáng tạo của Sở KH-CN tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 2020.

Đến nay, HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát đã có 19 sản phẩm từ sen đạt chứng nhận OCOP, trong đó 11 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Đặc biệt, sản phẩm bột sen dinh dưỡng của HTX là một trong ba sản phẩm của tỉnh Đồng Nai được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021.

Các sản phẩm chế biến từ sen của HTX như bột sen dinh dưỡng, bột sen dinh dưỡng có tim, hạt sen tươi, hạt sen khô, hạt sen sấy bơ, hạt sen sấy mật ong và trà hạt sen, trà củ sen, trà tim sen, trà sen, bột sữa, bột thảo mộc… được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, được trồng trong môi trường sạch, hướng hữu cơ, không chất bảo quản.

Vào vụ sen, mỗi ngày, HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát thu được khoảng 1 tấn hạt sen tươi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Vào vụ sen, mỗi ngày, HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát thu được khoảng 1 tấn hạt sen tươi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Mục tiêu của HTX này là mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất để cải thiện sức khỏe, nhất là những người mất ngủ. Để có vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho chế biến, chị Lệ liên kết với bà con trong xã, trong huyện mở rộng vùng trồng sen lên đến trên 70ha và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Chị cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 40 chị em phụ nữ địa phương theo thời vụ và 10 người làm việc thường xuyên tại nhà xưởng.

“Giờ đây, tôi rất tự tin bởi mình đã chế biến được rất nhiều sản phẩm, tận dụng hết công dụng từ cây sen để chế biến ra tất cả các loại sản phẩm từ sen thích hợp cho mọi lứa tuổi, tốt cho sức khỏe cộng đồng”, chị Lệ chia sẻ.

Hiện sản phẩm sen Trường Phát được bày bán tại 63 đại lý ở các tỉnh thành trên cả nước và các siêu thị như Copmart, BigC, MM Mega Market trên địa bàn TP.HCM cũng như tỉnh Đồng Nai.

Thời gian tới, để sản phẩm từ sen của huyện Nhơn Trạch ngày một vươn xa, chị Lệ cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất mới để phục vụ chế biến và đóng gói, cũng như đầu tư hoàn thiện mô hình trồng sen hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái.

“Chúng tôi đang nhân rộng diện tích trồng sen hữu cơ gắn với làm du lịch sinh thái, với diện tích ban đầu khoảng 20ha. Với mô hình này, du khách có thể về Nhơn Trạch xem và tìm hiểu về quy trình trồng sen sạch cũng như quy trình thu hoạch, chế biến tại đây. Qua đó, góp phần quảng bá, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm chế biến từ đồng sen hữu cơ của Trường Phát nói riêng và du lịch miệt vườn của tỉnh Đồng Nai nói chung”, chị Lệ tự hào nói.

Nguyễn Thủy

Trang trại rau, dược liệu hữu cơ dưới núi Langbiang

Trang trại rau, dược liệu hữu cơ dưới núi Langbiang

LÂM ĐỒNG Không chỉ sản xuất nông sản hữu cơ, Hiếu Linh Farm còn chế biến sâu, xây dựng thương hiệu OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm.

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

THÁI NGUYÊN Chị Bùi Thị Mai đang từng bước hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè hữu cơ ở Hoàng Nông, tạo ra sản phẩm trà chất lượng cao, đáp ứng thị trường khó tính.

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Xem Thêm