Thứ tư, 21/05/2025 | 07:14 GMT +7
Dù đã ở tuổi 78 nhưng ông Dư Văn Thái ở ấp An Lạc, xã Bình An (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) vẫn đam mê nghề nông, có nhiều sáng tạo trong sản xuất. Ông đầu tư hai nhà kho lớn để sản xuất phân hữu cơ, vừa phục vụ vườn nhà, vừa bán cho bà con có nhu cầu.
Ông Dư Văn Thái tận dụng mo cau, tàu dừa khô đưa vào máy băm làm nguyên liệu để ủ phân hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.
Gia đình ông Thái có hơn 2ha đất nằm cặp theo tuyến sông Cái Bé, canh tác theo mô hình sinh thái ba tầng gồm khóm (dứa), dừa, cau. Ông Thái phân tích: “Cây cau, câu dừa phía trên như những chiếc dù che bớt nắng, tạo môi trường thích hợp cho cây khóm phát triển. Ngược lại, khi chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây khóm thì cau và dừa cũng được hưởng, không phải tốn chi phí đầu tư. Cùng một diện tích cho thu hoạch ba loại nông sản khác nhau giúp nhà nông tránh được tình trạng thất thu khi cây nào đó mất mùa hay rớt giá".
Điều khiến lão nông Dư Văn Thái cũng như nhiều nhà vườn ở đây đau đầu là đất canh tác nhiều năm bị bạc màu, vườn cây dễ phát sinh dịch hại. Qua dự các lớp tập huấn, ông Thái nhận ra rằng, việc sử dụng phân, thuốc hóa học thời gian dài sẽ làm cho đất đai bị thoái hóa, cây khó phát triển, chi phí đầu tư ngày càng tăng.
Từ đó, ông quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, vừa nâng cao chất lượng nông sản, vừa cải tạo vườn, phục hồi đất, bảo vệ môi trường. Ông Thái bảo: “Quá trình làm vườn, tôi thấy có rất nhiều tàu dừa, mo cau, trái dừa rụng, trái khóm hư, thân cây khóm già cỗi… vứt lỉnh kỉnh, nông dân thường bỏ dưới mương, thúi cả nước. Trong khi đây đều là những nguyên liệu có thể tạo ra phân hữu cơ, vậy là tôi quyết tâm làm”.
Không chỉ học lý thuyết, nắm vững kỹ thuật, ông Thái còn đầu tư nhiều loại máy để phục vụ sản xuất phân hữu cơ như máy băm, máy nén thổi khí để thông hơi... Về công thức làm phân, ông Thái cho biết: “Ngoài các loại nguyên liệu tận dụng từ các phụ phẩm tại vườn, tôi còn mua thêm phân bò, phân gà để phối trộn nhằm nâng cao chất lượng. Xử lý bằng nấm trichoderma để đẩy nhanh quá trình phân hủy, sử dụng vi sinh để không có mùi hôi.
Với 2 nhà kho lớn để ủ phân, mỗi đợt ông Dư Văn Thái sản xuất được cả chục tấn phân hữu cơ, vừa phục vụ vườn nhà, vừa bán cho các nhà vườn lân cận. Ảnh: Trung Chánh.
Với 2 nhà kho làm nơi ủ phân, cứ khoảng 3 - 4 tháng tháng ông Thái cho ra một mẻ phân hữu cơ lên đến cả chục tấn. Nhờ tự làm phân để bón cho vườn nhà, nhiều năm nay ông Thái đã giảm được hơn 50% chi phí sản xuất so với các nhà vườn lân cận bón bằng phân hóa học. Nguồn phân tạo ra nhiều, ông còn bán cho các nhà vườn, các hộ trồng rau màu trong khu vực với giá 60.000 đồng/bao 20kg, giao tận nơi.
Theo ông Thái, việc tự ủ và trồng trọt bằng phân hữu cơ mang đến nhiều lợi ích, vừa giảm ô nhiễm môi trường do phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, xử lý, vừa giảm độc hại do hạn chế sử dụng phân, thuốc hóa học, môi trường sinh thái được phục hồi, chất lượng nông sản được nâng lên, trái khóm ăn có vị ngọt đậm đà, bảo quản được lâu hơn. Cây ít bị bệnh, vòng đời khai thác lâu hơn.
Với giải pháp biến các phụ phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp thành phân hữu cơ phục vụ trồng trọt, tạo nên kinh tế tuần hoàn, ông Dư Văn Thái đã đạt giải ba tại cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” năm 2024 do Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang tổ chức.
KIÊN GIANG Đam mê nghề nông, ông Thái bỏ ra cả trăm triệu đồng làm nhà xưởng ủ phân hữu cơ từ mo cau, tàu dừa và phụ phẩm khác để phục vụ trồng trọt.
THÁI NGUYÊN Chị Bùi Thị Mai đang từng bước hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè hữu cơ ở Hoàng Nông, tạo ra sản phẩm trà chất lượng cao, đáp ứng thị trường khó tính.
Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.
ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.
SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.
HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.
YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.
HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.
Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.