Thứ tư, 21/05/2025 | 07:15 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 07:15, 21/05/2025

Tài nguyên từ rơm rạ

Rơm rạ không còn là phụ phẩm bỏ đi mà đang trở thành nguồn tài nguyên xanh giúp nông dân ĐBSCL giảm phát thải và phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
Sau mỗi vụ thu hoạch, hàng triệu tấn rơm rạ nằm phơi mình trên đồng ruộng ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau mỗi vụ thu hoạch, hàng triệu tấn rơm rạ nằm phơi mình trên đồng ruộng ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau mỗi vụ thu hoạch, hàng triệu tấn rơm rạ nằm phơi mình trên đồng ruộng ở ĐBSCL, một phần bị đốt bỏ hoặc vùi xuống ruộng, gây lãng phí tài nguyên và gia tăng phát thải khí nhà kính. Trong bối cảnh vùng ĐBSCL đang triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đến năm 2030, việc quản lý và sử dụng rơm rạ theo hướng tuần hoàn đang trở thành yêu cầu cấp thiết, không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì tương lai bền vững của ngành hàng lúa gạo.

Hiện nay, ĐBSCL sản xuất hơn 24 triệu tấn lúa mỗi năm, đi kèm là gần 25 triệu tấn phụ phẩm rơm rạ. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn trong số này vẫn bị đốt bỏ hoặc vùi trực tiếp xuống ruộng ngập nước, gây phát thải khí nhà kính như methane (CH₄) và nitrous oxide (N₂O) - những tác nhân góp phần gây biến đổi khí hậu.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Đề án 1 triệu ha lúa đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom 100% lượng rơm sau thu hoạch, đưa vào chế biến và tái sử dụng thay vì đốt hay bỏ đi như trước đây. Chuyển đổi từ hình thức xử lý rơm truyền thống sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích.

Rơm rạ vốn chứa hàm lượng hữu cơ cao cùng nhiều nguyên tố dinh dưỡng có thể được sử dụng để sản xuất phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu trồng nấm hoặc làm chất đốt sinh học. Điều này không chỉ giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất mà còn làm giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp.

Hiện nay rơm rạ không còn là 'rác nông nghiệp' mà đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá nếu được quản lý hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay rơm rạ không còn là “rác nông nghiệp” mà đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá nếu được quản lý hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) phân tích: Phân hữu cơ từ rơm rạ giúp tăng cường sức khỏe đất, duy trì hệ vi sinh vật có lợi, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả canh tác. Tuy nhiên, phải gắn với một gói thực hành tổng thể, phù hợp với điều kiện thời tiết và sinh thái của từng vùng.

Thời gian giữa vụ đông xuân và hè thu ở ĐBSCL thường rất ngắn, chỉ từ 7 - 10 ngày nên nếu không được thu gom kịp, việc đốt đồng hay vùi rơm xuống đất sẽ gây ngộ độc hữu cơ, ảnh hưởng đến vụ sau. Giải pháp tối ưu là gom rơm ra khỏi đồng, xử lý thành sản phẩm hữu ích.

Tại TP Cần Thơ, Hợp tác xã Tiến Dũng (huyện Cờ Đỏ) đang thí điểm mô hình thu gom rơm bằng cơ giới sau thu hoạch trong vụ đông xuân 2024 - 2025. Đây là bước đi cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu của Đề án 1 triệu ha lúa. Trong khi đó, tại phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt), HTX New Green Farm đã có những thành công bước đầu khi tái sử dụng rơm rạ cho chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn.

Giám đốc HTX New Green Farm - anh Đồng Văn Cảnh chia sẻ: Hiện HTX đang tận dụng rơm sau thu hoạch để trồng nấm rơm theo cả hai mô hình ngoài trời và trong nhà. Rơm sau khi trồng nấm tiếp tục được phối trộn với các phế phụ phẩm như tro trấu, mụn dừa, phân bò để sản xuất phân bón hữu cơ. Sản phẩm này không chỉ được đánh giá cao về chất lượng mà còn giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường.

Việc quản lý và sử dụng rơm rạ theo hướng tuần hoàn đang trở thành yêu cầu cấp thiết, không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì tương lai bền vững của ngành hàng lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc quản lý và sử dụng rơm rạ theo hướng tuần hoàn đang trở thành yêu cầu cấp thiết, không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì tương lai bền vững của ngành hàng lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

IRRI và các đối tác sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong thiết kế hệ thống sản xuất tuần hoàn, xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, đưa công nghệ số và dữ liệu vào quản lý chuỗi giá trị trong sản xuất lúa, xử lý rơm rạ. Ngoài ra, cần có các chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng xanh cho các HTX, doanh nghiệp và hộ nông dân trong đầu tư thiết bị thu gom rơm và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn.

Rơm rạ không còn là “rác nông nghiệp” mà đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá nếu được quản lý hiệu quả. Việc khai thác tốt phụ phẩm này không chỉ giảm phát thải, bảo vệ môi trường mà còn giúp hiện thực hóa mục tiêu phát triển lúa gạo bền vững và tăng trưởng xanh của vùng ĐBSCL.

Lê Hoàng Vũ

Tài nguyên từ rơm rạ

Tài nguyên từ rơm rạ

Rơm rạ không còn là phụ phẩm bỏ đi mà đang trở thành nguồn tài nguyên xanh giúp nông dân ĐBSCL giảm phát thải và phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

THÁI NGUYÊN Chị Bùi Thị Mai đang từng bước hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè hữu cơ ở Hoàng Nông, tạo ra sản phẩm trà chất lượng cao, đáp ứng thị trường khó tính.

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.

Xem Thêm