Thứ năm, 22/05/2025 | 06:35 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 06:34, 22/05/2025

Chắp cánh thương hiệu 'gạo rươi Đức Thọ'

HÀ TĨNH Từ định hướng phát triển thuận tự nhiên, sản phẩm gạo rươi Đức Thọ nhiều thời điểm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ phát triển sản phẩm nông sản gắn với quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn, uy tín, chất lượng sản phẩm được nâng cao, từ đó giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế đem lại cho người sản xuất tăng lên, đơn cử như Cam Thượng Lộc, cam Khê Mây, cam Sơn Mai, mật ong Hương Sơn, chè Hồng Lộc…

Sản phẩm gạo rươi Đức Thọ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ảnh: Thanh Nga.

Sản phẩm gạo rươi Đức Thọ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ảnh: Thanh Nga.

Tháng 12/2022, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh tiếp tục chủ trì thực hiện dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "gạo rươi Đức Thọ". Sau 2 năm triển khai dự án, cuối năm 2024, sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, làm tiền đề nâng tầm hạt gạo sản xuất trên ruộng rươi huyện Đức Thọ nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Ông Trần mạnh Hùng, Trưởng phòng Quản lý công nghệ và chuyên ngành (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh) chia sẻ, Đức Thọ là vựa lúa của tỉnh, cũng là địa phương tiên phong trong phát triển mô hình sản xuất gạo sạch trên ruộng rươi. Những cánh đồng ven sông La thuộc các xã ngoài đê như Bùi La Nhân, Quang Vĩnh, Yên Hồ vốn có truyền thống sản xuất lúa trên ruộng rươi, chỉ khác là trước đây bà con làm manh mún, nhỏ lẻ thì nay được hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi sang thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hàng trăm hộ dân đã tham gia sản xuất lúa trên ruộng rươi với diện tích hơn 119ha. Để đảm bảo tính bền vững, huyện Đức Thọ đã thành lập mốt số doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ với các hộ dân. Việc liên kết này sẽ kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đồng thời quản lý hiệu quả việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "gạo rươi Đức Thọ”, tránh tình trạng lợi dụng nhãn hiệu, đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường.

Huyện Đức Thọ xây dựng hẳn trang web để quảng bá sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương. Ảnh: Thanh Nga.

Huyện Đức Thọ xây dựng hẳn trang web để quảng bá sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương. Ảnh: Thanh Nga.

Hiện gạo rươi Đức Thọ có mức giá khá cao - gấp 2 lần so với các loại gạo thông thường. Khi đã qua chế biến, đóng bao bì, nhãn mác, gạo rươi bán ra với giá dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg. Tính ra mỗi ha lúa ruộng rươi thu về từ 80 - 90 triệu đồng (chỉ tính riêng lúa). Thị trường tiêu thụ tốt nên thu hoạch đến đâu gạo ruộng rươi bán hết đến đó, thậm chí nhiều thời điểm cung không đủ cầu.

Bà Nguyễn Thị Thảo ở xã Bùi La Nhân (huyện Đức Thọ) phấn khởi cho hay, gia đình sản xuất hơn 3ha lúa trên ruộng rươi. Năng suất đạt từ 2 - 2,5 tạ/sào. Theo bà, năng suất này không cao bằng sản xuất truyền thống nhưng giá bán cao gấp đôi, cộng với thu lợi từ bán rươi nữa tổng thu nhập trên đơn vị diện tích cao gấp nhiều lần so với chỉ cấy lúa thuần túy. Đặc biệt, chất lượng gạo cực kỳ an toàn vì không sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV.

Sau khi được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, huyện Đức Thọ có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở duy trì, bảo vệ nhãn hiệu “gạo rươi Đức Thọ”. Đồng thời, xây dựng quy trình sản xuất, chế biến đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng từ khâu trồng đến thu hoạch, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thanh Nga

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

THÁI NGUYÊN Chị Bùi Thị Mai đang từng bước hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè hữu cơ ở Hoàng Nông, tạo ra sản phẩm trà chất lượng cao, đáp ứng thị trường khó tính.

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Xem Thêm