Thứ sáu, 28/06/2024 | 23:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 09:57, 28/05/2024

Trồng hành tím hướng hữu cơ, giảm 50% chi phí

SÓC TRĂNG Củ hành tím sản xuất theo hướng hữu cơ cho thời gian bảo quản lâu hơn, tránh được tình trạng hành bị úng, hư thối trong trường hợp tồn đọng do dội hàng.

Chất lượng củ cao, chi phí giảm 50%

Hành tím là một trong những cây trồng chủ lực ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) với diện tích trồng hàng năm trên 7.000ha, là nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân địa phương.

Theo lịch thời vụ, vụ hành tím sớm bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, nông dân sẽ trồng hành để cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán. Vụ mùa, nông dân xuống giống từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và thu hoạch kéo dài đến tháng 4.

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có diện tích trồng hành tím hàng năm trên 7.000ha. Ảnh: Kim Anh.

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có diện tích trồng hành tím hàng năm trên 7.000ha. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, hành tím Vĩnh Châu được trồng tập trung tại các xã: Vĩnh Hải, Lạc Hòa, Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp và phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước. Hầu hết nông dân trồng hành tím nơi đây đều có xu hướng chuyển đổi phương pháp trồng theo hướng hữu cơ.

Gia đình bà Sơn Thị Tonh ở ấp Wáth Pích, phường Vĩnh Phước (thị xã Vĩnh Châu) hiện có 3.000m2 trồng hành tím theo hướng hữu cơ trên bờ bao nuôi tôm. Vụ này, bà Tonh vô cùng phấn khởi khi tạo ra sản phẩm an toàn, đạt sản lượng gần 6 tấn. Thương lái thu mua tại ruộng với giá 23.000 đồng/kg, trừ chi phí bà có lợi nhuận gần 50 triệu đồng/vụ.

So với cùng kỳ năm trước, bà Tonh đánh giá năng suất hành tím năm nay đạt cao hơn khoảng 100kg/công. Tuy giá hành tím có phần sụt giảm nhưng nhờ năng suất cao, thị trường tiêu thụ ổn định, bà con nông dân trồng hành tím ở Vĩnh Châu vẫn đạt lợi nhuận cao hơn cùng kỳ.

Dù vào chính vụ giá hành tím có phần sụt giảm so với đầu vụ nhưng nhiều nông dân trồng hành tím theo hướng hữu cơ ở thị xã Vĩnh Châu vẫn rất phấn khởi vì năng suất cao, chất lượng củ tốt. Ảnh: Văn Vũ.

Dù vào chính vụ giá hành tím có phần sụt giảm so với đầu vụ nhưng nhiều nông dân trồng hành tím theo hướng hữu cơ ở thị xã Vĩnh Châu vẫn rất phấn khởi vì năng suất cao, chất lượng củ tốt. Ảnh: Văn Vũ.

HTX Nông nghiệp Samaki ở xã Vĩnh Hải hiện là đơn vị tiên phong ở thị xã Vĩnh Châu trồng và hỗ trợ tiêu thụ hành tím sản xuất theo hướng hữu cơ cho nông dân.

Ông Thạch Dil, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Samaki cho biết, riêng trong vụ hành tím sớm, HTX cung cấp sản lượng khoảng 320 tấn hành tím cho thị trường. Ông Dil cũng cho biết vụ hành này năng suất cao nên thành viên HTX đều có lợi nhuận từ 40 - 50%. Bên cạnh trồng hành thương phẩm, HTX còn cung cấp hành giống chất lượng cho bà con nông dân trong vùng.

Đồng thời, HTX cũng tranh thủ sự hỗ trợ từ ngành nông nghiệp tỉnh để chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động xã viên trồng hành theo quy trình VietGAP và hướng hữu cơ nhằm phục vụ các thị trường cao cấp và xuất khẩu.

Vụ hành sớm năm 2024, thị xã Vĩnh Châu đã xuống giống trên 5.400ha, ước sản lượng hơn 105.000 tấn. Với giá bán dao động từ 18.000 - 23.000 đồng/kg, nông dân trồng hành tím Vĩnh Châu có lợi nhuận 9.000 - 12.000 đồng/kg.

Theo Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, đến nay địa phương có khoảng 30% diện tích trồng hành theo quy trình VietGAP và hướng hữu cơ. Đầu ra của hành tím được các doanh nghiệp liên kết, tiêu thụ ổn định. Cùng với đó, ngành nông nghiệp Thị xã sẽ tiếp tục quy hoạch các vùng trồng hành tím tập trung theo hướng hữu cơ để kêu gọi doanh nghiệp liên kết tiêu thụ.

Việc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hành tím sản xuất theo hướng hữu cơ ở tỉnh Sóc Trăng tương đối thuận lợi. Ảnh: Kim Anh. 

Việc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hành tím sản xuất theo hướng hữu cơ ở tỉnh Sóc Trăng tương đối thuận lợi. Ảnh: Kim Anh. 

Thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 – 2025 và định hướng đến năm 2030, cuối năm 2023, Ban Quản lý Đề án đã triển khai hỗ trợ 7 hộ dân ở ấp Vĩnh Thạnh B và Huỳnh Kỳ (xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu) thực hiện mô hình trồng hành tím hữu cơ trên quy mô 3,1ha. Bà con được hỗ trợ lượng phân bón hữu cơ tương đương 6.200kg.

Ngoài ra, tham gia mô hình, bà con được hướng dẫn ứng dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác tiên tiến, bón lót hoàn toàn bằng phân hữu cơ, sử dụng chế phẩm vi sinh, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật so với cách trồng truyền thống.

Sau 3 tháng trồng, năng suất và chất lượng củ hành tím có sự thay đổi rõ rệt, sâu bệnh gây hại ít. Nhờ đó, tần suất bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu hại giảm đáng kể, bà con nông dân tiết giảm đến 50% chi phí sản xuất.

Quan trọng nhất, củ hành tím sản xuất theo hướng hữu cơ cho thời gian bảo quản lâu hơn, tránh được tình trạng hành bị úng, hư thối trong trường hợp tồn đọng do dội hàng.

Mạnh dạn thay đổi để không bị lạc hậu

Từ năm 2022, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Sau gần 2 năm triển khai, với nhiều hoạt động hỗ trợ khác nhau, Đề án đã phát huy hiệu quả, nhiều mô hình sản xuất đã gặt hái thành công. Quan trọng hơn là tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của bà con nông dân trực tiếp tham gia sản xuất.

Xu hướng sản xuất lúa hữu cơ, lúa an toàn đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Văn Vũ.

Xu hướng sản xuất lúa hữu cơ, lúa an toàn đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Văn Vũ.

Điển hình, tại huyện Trần Đề, với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, nhiều năm qua, nông dân Tổ hợp tác Đong Đầy ở ấp Thanh Nhàn, xã Thạnh Thới An đã ưu tiên canh tác 2 giống lúa thơm ST24 và ST25 với diện tích 20ha.

Canh tác lúa thơm đặc sản dù giá bán cao hơn, nhưng vẫn còn tồn tại việc lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khiến năng suất, chất lượng hạt lúa không đạt như kỳ vọng.

Vụ hè thu 2023 - 2024, Tổ hợp tác Đong Đầy được lựa chọn tham gia Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Sóc Trăng. Bà con nông dân được hỗ trợ 8 tấn phân bón hữu cơ, 50% chi phí lúa giống và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Bên cạnh đó, bà con cũng được các chuyên gia và cơ quan chuyên môn chuyển giao các gói kỹ thuật canh tác mới, nâng cao trình độ thâm canh, ứng dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng an toàn, hữu cơ.

Đến nay, cánh đồng lúa tham gia Đề án đã cho kết quả lúa cứng cây, hạt chắc khỏe, ít đổ ngã, mức độ sâu bệnh tấn công giảm đáng kể so với trước.

Xét về năng suất và giá bán mặc dù chưa có sự chênh lệch nhiều so với phương thức canh tác truyền thống. Tuy nhiên, mỗi ha canh tác lúa theo hướng hữu cơ giúp nông dân tiết kiệm được khoảng 5 triệu đồng chi phí vật tư. 

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra thực tế tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh trong vụ đông xuân 2023 - 2024. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra thực tế tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh trong vụ đông xuân 2023 - 2024. Ảnh: Kim Anh.

Ông Phạm Văn Đầy, Tổ trưởng Tổ hợp tác lúa Đong Đầy thông tin thêm, ngoài giảm được chi phí sản xuất, tham gia mô hình này, bà con nông dân còn được lợi là doanh nghiệp liên kết thu mua cao hơn giá thị trường 500 đồng/kg. Nhờ đó bà con rất phấn khởi và an tâm sản xuất, quyết tâm nhân rộng mô hình.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, đến nay, Đề án đã hỗ trợ triển khai được 32 mô hình sản xuất hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Ông Trần Trọng Khiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng - Giám đốc Ban Quản ý Đề án cho biết, tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ của tỉnh đã từng bước được nâng lên, đưa tiêu chuẩn hữu cơ lan tỏa mạnh tại nhiều địa phương.

Cùng với những chính sách hỗ trợ cho các HTX và bà con nông dân tham gia Đề án, tỉnh Sóc Trăng cũng đặc biệt chú trọng đến công tác liên kết với các doanh nghiệp. Qua đó, tăng cường chuyển giao các giải pháp kỹ thuật để nông dân có cơ hội tiếp cận và ứng dụng tốt hơn quy trình canh tác hữu cơ, từng bước xây dựng chuỗi liên kết ổn định từ đầu vào đến đầu ra cho các sản phẩm.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT tỉnh cũng tiếp tục liên kết với các sở ngành, địa phương thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp thông qua đầu mối trung gian là các HTX, tổ hợp tác để định hướng bà con sản xuất những mặt hàng thị trường cần, cũng như thông tin kịp thời diễn biến giá cả thị trường.

Một trong những cánh đồng sản xuất lúa an toàn, theo hướng hữu cơ trên địa bàn thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng trong vụ đông xuân 2023  - 2024. Ảnh: Văn Vũ.

Một trong những cánh đồng sản xuất lúa an toàn, theo hướng hữu cơ trên địa bàn thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng trong vụ đông xuân 2023  - 2024. Ảnh: Văn Vũ.

Theo ông Trần Trọng Khiêm, việc xây dựng Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm mục tiêu tổ chức lại sản xuất, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kết nối, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các mô hình điểm được xây dựng thời gian qua là rất cần thiết và phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng. 

Mặc dù quá trình thực hiện Đề án Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nông dân, tuy nhiên nếu mạnh dạn thay đổi, sản xuất nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng sẽ không bị lạc hậu trong cuộc cạnh tranh “tiêu chuẩn hóa nông sản” trên thị trường thế giới.

Kim Anh - Văn Vũ

Quản lý sản xuất lúa hữu cơ, giảm phát thải qua vệ tinh

Quản lý sản xuất lúa hữu cơ, giảm phát thải qua vệ tinh

HẬU GIANG Toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa hữu cơ, canh tác giảm phát thải được theo dõi và quản lý qua vệ tinh với mô hình EcoCycle tại HTX lúa gạo Tân Long.

Nông nghiệp hữu cơ đang phát triển nhanh ở ĐBSCL

Nông nghiệp hữu cơ đang phát triển nhanh ở ĐBSCL

ĐBSCL đang phát triển nhanh, đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, góp phần tạo vùng nguyên liệu lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bổ trợ khoa học công nghệ, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bổ trợ khoa học công nghệ, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ phát triển đúng tiềm năng, chuyên gia cho rằng cần bổ trợ thêm tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để hiện đại hóa sản xuất.

Xây dựng nông thôn mới gắn với nông nghiệp hữu cơ

Xây dựng nông thôn mới gắn với nông nghiệp hữu cơ

THÁI NGUYÊN Huyện Phú Lương xác định phát triển nông nghiệp hữu cơ với tinh thần trách nhiệm sẽ giúp hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với vùng chuyên canh

Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với vùng chuyên canh

THÁI NGUYÊN Tận dụng lợi thế từ các vùng chuyên canh sẵn có, huyện Phú Lương đang từng bước chuyển đổi sang hướng canh tác hữu cơ bền vững, thân thiện với môi trường.

Hợp tác xã giữ vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác xã giữ vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

THÁI NGUYÊN Tại các địa phương chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, HTX đã thể hiện vai trò liên kết nông hộ, khai thác tiềm năng, xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ.

Tưng bừng lễ hội lúa - rươi hữu cơ Tứ Kỳ năm 2024

Tưng bừng lễ hội lúa - rươi hữu cơ Tứ Kỳ năm 2024

HẢI DƯƠNG Sở NN-PTNT Hải Dương phối hợp với UBND huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) ngày 12/6 đã tổ chức lễ hội lúa - rươi hữu cơ năm 2024. ​​​​​

Xem Thêm