Thứ hai, 24/03/2025 | 21:11 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 20:01, 03/11/2024

Trang trại hữu cơ hơn 60ha đạt tiêu chuẩn của Mỹ, EU, Nhật Bản

HÀ NỘI Bước chân vào trang trại tôi tưởng như lạc vào khu rừng khi rộn bên tai là tiếng chim, tiếng sóc, sinh động trong mắt là những cóc, nhái, ong mắt đỏ, bọ ngựa...
Chị Trương Kim Hoa kiểm tra tốc độ sinh trưởng của giun quế. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Trương Kim Hoa kiểm tra tốc độ sinh trưởng của giun quế. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chúng tự sinh sôi trong trang trại để tiêu diệt bớt các loài sâu bọ theo nguyên tắc thiên nhiên tự cân bằng. Chị dạy cho hàng trăm lao động trong trang trại của mình cách phân biệt kén của ong mắt đỏ với kén của sâu để chừa lại hay giữ gìn những ổ trứng của các loài thiên địch như bọ ngựa. Chỉ khi nào sâu bọ nhiều quá mới dùng các loại thảo dược tự chế như tỏi, ớt ngâm rượu để diệt trừ, còn ít thì để cho ong mắt đỏ còn có chỗ đẻ trứng ký sinh. Nếu diệt hết sâu thì đồng nghĩa với không có chỗ cho ong mắt đỏ đẻ trứng nữa. Còn cỏ thì họ phải nhổ bằng tay hay cuốc tận gốc rễ để loại trừ.

Chị là Trương Kim Hoa - chủ của trang trại Hoa Viên (Yên Bình, Thạch Thất, Hà Nội). Mỗi năm trang trại khổng lồ này cung ứng cho thị trường Hà Nội và vùng phụ cận cả ngàn tấn rau hữu cơ với thương hiệu Đại Ngàn, đạt tiêu chuẩn hữu cơ của những nước khó tính nhất như Mỹ (USDA), châu Âu (EU) và Nhật Bản (JAS). 

Hành trình đến với nông nghiệp của một cán bộ ngân hàng ở nội thành Hà Nội như chị bắt đầu vào năm 2004 khi mua được mảnh đất rộng 8.000m2 để lập trang trại, thuê người trông coi nhưng thất bại. Bởi thế mà chị phải ở luôn tại chỗ để quản lý trang trại. Vốn là người hay ốm đau nhưng từ hồi làm nông nghiệp sạch, sức khỏe của chị được cải thiện rất nhiều, còn tinh thần thì luôn thư thái.

Giun quế được nuôi để ăn phụ phẩm và tạo ra phân bón. Ảnh: Dương Đình Tường.

Giun quế được nuôi để ăn phụ phẩm và tạo ra phân bón. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiền lãi từ trồng rau cũng như tiền tích góp được từ năm này sang năm khác chị lại mua thêm đất để mở rộng ra hơn 60ha như hiện nay và trở thành một trang trại sinh thái, tuần hoàn, khép kín điển hình của Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.

Để có được hệ sinh thái đa dạng và nhiều thiên địch như hiện nay là cả một quá trình chị dày công áp dụng phương thức luân canh, xen canh đối với cây rau màu; trồng xen nhiều loài đối với cây lâu năm và trồng cây che phủ đất, cải tạo đất (cây phân xanh như đậu tương, đậu xanh, lạc...). Không chỉ thế, chị còn trồng cây và giữ gìn vùng đệm là rừng nguyên sinh làm môi trường cho các loài động vật, thực vật khác nhau cùng sinh sống, phát triển.

Một điều may mắn với người đam mê nông nghiệp hữu cơ như chị là đất ở đây chưa bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV hóa học, phân bón hóa học hay các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp. Trên cái nền đó, chị cho trồng cây họ đậu để tận dụng khả năng cố định đạm, kết hợp bón phân giun quế do trang trại tự sản xuất nhằm tăng độ màu mỡ, tơi xốp cho đất.

Nguồn nước mạch từ núi Vua Bà rất trong sạch được dẫn về để tưới cho cây. Vì theo tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe của nước ngoài nên trang trại không sử dụng bất kỳ chất hóa học nào ở tất cả các công đoạn sản xuất. Khu vực canh tác hoàn toàn cách ly với khu dân cư và đất canh tác của nông dân địa phương. Tất cả chất thải trong quá trình thu hoạch, sơ chế rau được lao động thu gom lại và trở thành thức ăn cho giun quế. Phân giun quế trở lại đồng rộng để chăm bón cho rau.

Những luống cây trồng bản địa được canh tác hữu cơ trong trang trại. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những luống cây trồng bản địa được canh tác hữu cơ trong trang trại. Ảnh: Dương Đình Tường.

Về giống, trang trại không sử dụng các cây trồng biến đổi gen mà ưu tiên các cây trồng bản địa của rừng núi Ba Vì sẵn có như rau bò khai, rau sắng, rau mỏ, sau sau, rau dền chua đỏ, lặc lày, tầm bóp…Còn các cây thảo dược như giảo cổ lam, xạ đen, mạch môn, đẳng sâm, kim ngân hoa, đinh lăng… lúc đầu chị chỉ có ý định trồng để chữa bệnh cho đàn lợn trong trang trại, sau đó thấy hướng sản xuất cho người sẽ tốt hơn nên mới kiên trì theo đuổi. Chúng có giá trị cao nhưng thời gian cho thu hoạch lâu nên phải trồng rau, nuôi giun để lấy ngắn nuôi dài, xen canh, gối vụ cho 100 lao động của trang trại lúc nào cũng có việc, có công.

Là người sống theo triết lý của đạo Phật hiền hòa, chị Hoa luôn tâm niệm sản xất nông nghiệp hữu cơ để mang sức khỏe cho môi trường, cho người sản xuất, cho người tiêu dùng và vì tương lai của giống nòi. Đó cũng là cách để những người làm nông tử tế tạo phúc cho đời vậy.

Dương Đình Tường

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

HÀ NAM Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, sản phẩm rau an toàn muốn có chỗ đứng, chủ thể cần tổ chức sản xuất để bán hàng thay vì sản xuất và bán hàng.

Nông nghiệp hữu cơ nhìn từ chuỗi liên kết của Quế Lâm

Nông nghiệp hữu cơ nhìn từ chuỗi liên kết của Quế Lâm

HÀ TĨNH Chuỗi liên kết nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn của Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, Tập đoàn Quế Lâm với các địa phương đang lan toả hết sức mạnh mẽ.

'Tem bảo hành' để rau an toàn có chỗ đứng trên thị trường

'Tem bảo hành' để rau an toàn có chỗ đứng trên thị trường

NAM ĐỊNH Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm, việc chuyển hướng sản xuất rau an toàn, hữu cơ là chìa khóa để nông dân đứng vững.

Bắp cải trồng theo kiểu Nhật Bản, nông dân không phải lo đầu ra

Bắp cải trồng theo kiểu Nhật Bản, nông dân không phải lo đầu ra

NAM ĐỊNH Sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản, Hợp tác xã Giao Hà không còn phải đôn đáo tìm người mua.

Cuộc thi viết 'Nông nghiệp hữu cơ vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững'

Cuộc thi viết 'Nông nghiệp hữu cơ vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững'

Cuộc thi nhằm khuyến khích sự quan tâm và đóng góp của cộng đồng vào việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững.

Cơ hội thâm nhập thị trường hữu cơ Bắc Âu

Cơ hội thâm nhập thị trường hữu cơ Bắc Âu

Thị trường hữu cơ ở Bắc Âu đang phát triển khi người tiêu dùng có nhu cầu lớn về sản phẩm hữu cơ. Đây là cơ hội cho sản phẩm hữu cơ Việt Nam.

Cánh đồng lúa sinh thái gọi sếu đầu đỏ trở về

Cánh đồng lúa sinh thái gọi sếu đầu đỏ trở về

ĐỒNG THÁP Canh tác lúa sinh thái không chỉ giảm thiểu tác động từ hóa chất nông nghiệp mà còn tận dụng lợi thế của mùa nước nổi để tái tạo hệ sinh thái đồng ruộng.

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

HÀ NỘI Người mê nhảy dù ở Hà Nội không lạ gì đồi Bù của xã Nam Phương Tiến bởi thỏa thích ngắm màu vàng của những vườn bưởi chín xen màu xanh của những vườn rau…

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã tạo nên khác biệt lớn tại khắp các vùng rau màu của Nghệ An.

Xem Thêm