Thứ năm, 02/05/2024 | 02:50 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 13:49, 06/01/2020

Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sáng 6/1, tại TP Hà Tĩnh, Tập đoàn Quế Lâm và Hội nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường.
Tập đoàn Quế Lâm sẽ hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ có hiệu quả. 

Dự buổi lễ có ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm cùng đại diện các sở ngành và một số hộ dân tham gia mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Hà Tĩnh với Tập đoàn Quế Lâm được xây dựng nhằm mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Hội nông dân các cấp và cán bộ, hội viên, nông dân đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường và tiếp tục tham gia có hiệu quả vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ, những năm gần đây việc lạm dụng thuốc BVTV, hóa chất vào sản xuất nông nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nghiêm trọng. Khi nông sản bị “nhiễm độc”, vô số bệnh tật ập đến bủa vây người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm khẳng định, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu.

“Việc thay đổi nhận thức, cách làm từ nông nghiệp vô cơ sang nông nghiệp hữu cơ sẽ khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững cả về chất và lượng”, ông Lam nhấn mạnh.

Theo Chương trình ký kết, các nội dung chính sẽ tổ chức phối hợp bao gồm: Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm để xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ có hiệu quả; Phối hợp thực hiện cung ứng dịch vụ phân bón hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp; Xây dựng các gian hàng trưng bày, quảng bá và kết nối tiêu thụ các sản phẩm cho hội viên, nông dân.

Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm đang được phát triển tại Hà Tĩnh.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Hà Tĩnh nhận thức rất rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ và tỉnh rất ủng hộ chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Tập đoàn Quế Lâm.

“Trên cơ sở hợp tác, đề nghị hai bên cần tập trung cao cho công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho bà con nông dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cần xác định rõ trách nhiệm của các bên trong các hoạt động, đồng thời, mỗi nội dung phối hợp phải để lại dấu ấn tốt trong người nông dân, có hiệu quả bền vững. Hà Tĩnh sẽ tạo mọi điều kiện để việc phối hợp giữa Tập đoàn Quế Lâm với người nông dân đạt hiệu quả cao nhất”, ông Đặng Ngọc Sơn nói

THANH NGA

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Xem Thêm