Thứ sáu, 03/05/2024 | 01:56 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 18:20, 19/03/2023

Sản xuất theo tiêu chuẩn, tạo nền móng cho nông nghiệp hữu cơ

HÀ TĨNH TP Hà Tĩnh đã và đang "bơm" nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận. Đây sẽ là bước đệm quan trọng để tiến lên sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) hiện có trên 120ha đất sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, tích tụ. Trong đó, có 9 HTX đóng vai trò trọng tâm, đầu tư và tổ chức sản xuất theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết và từng bước hình thành hệ sinh thái để khai thác nông nghiệp đa giá trị, từng bước sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững.

Empty

Nhiều năm qua, TP Hà Tĩnh đã "bơm" nhiều chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP, hướng đến hữu cơ nhằm xây dựng vùng trồng quy mô lớn. Ảnh: TN.

Theo ông Lê Quang Hưng, Trưởng phòng Kinh tế (UBND TP Hà Tĩnh), việc sản xuất áp dụng khoa học công nghệ với tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch là yêu cầu tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, không chỉ giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mà còn giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường và sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, từng bước sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, sinh thái, hữu cơ.

Hiện nay, UBND TP Hà Tĩnh đang hỗ trợ 5 vùng sản xuất thực hiện xây dựng quy trình chứng nhận VietGAP, gồm: Mô hình nuôi bò nhốt chuồng; nuôi ong lấy mật ở xã Đồng Môn; dự án nuôi tôm 3 giai đoạn, ứng dụng công nghệ vi sinh ở xã Thạch Hạ; dự án trồng sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch và mô hình sản xuất lúa cấy mạ khay ở xã Thạch Trung.

“Việc “bơm” chính sách này nhằm kích cầu các địa phương xây dựng chuỗi liên kết vùng, thực hiện quy trình cấp mã vùng trồng, tạo điều kiện để các sản phẩm có cơ hội hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường; đồng thời, phát huy tối đa giá trị nông nghiệp đô thị và thực hiện mục tiêu của Thành phố về phát triển sản xuất gắn du lịch sinh thái”, ông Hưng nhấn mạnh.

Empty

HTX Sản xuất rau, củ, quả và Dịch vụ tổng hợp xã Thạch Hạ niêm yết sơ đồ sản xuất vùng sản xuất VietGAP phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ảnh: Thanh Nga.

Khoảng hơn một năm trước, HTX Sản xuất rau, củ, quả và Dịch vụ tổng hợp xã Thạch Hạ (HTX Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) bắt tay xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm trong vùng trồng. Thời điểm đó, dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song HTX vẫn quyết tâm xây dựng thương hiệu cho mình.

Anh Nguyễn Đăng Mạnh, Giám đốc HTX chia sẻ, quan điểm của anh và các thành viên trong HTX ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp đã xác định phải đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiến tới sản xuất đạt chuẩn hữu cơ nhằm xây dựng hệ thống thực phẩm an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường và tạo ra giá trị gia tăng cao trên mỗi sản phẩm.

Với 1,2ha đất, HTX quy hoạch thành 5 vùng sản xuất, đầu tư nhà lưới trồng các loại sản phẩm chủ lực như dưa lưới, dưa lê, dưa chuột, dưa vàng… Cùng với đó, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất đạt chuẩn VietGAP từ việc ghi nhật ký, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phun thuốc BVTV đúng kỳ, đúng chủng loại, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học; các khâu từ sản xuất, thu hoạch, phân loại, đóng gói sản phẩm đều đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Hiện 6.000m2 của HTX đã phủ kín dưa lưới, 2.000m2 dưa hấu, 300m2 dưa chuột… trong nhà lưới. Bình quân mỗi loại cây sản xuất cuốn chiếu  2 – 3 vụ/năm, cộng với luân canh một số loại rau ngắn ngày, đem về doanh thu (năm 2022) hơn 1,5 tỷ đồng.

Empty

Các sản phẩm rau, củ, quả của HTX Thạch Hạ được người tiêu dùng ưa chuộng, thậm chí đã có sản phẩm đủ điều kiện "xuất ngoại". Ảnh: CĐ.

“Tháng 12/2022, các sản phẩm dưa lưới, dưa chuột, dưa lê của chúng tôi được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. Đây cũng là năm đầu tiên đánh dấu sản phẩm của HTX đủ điều kiện xuất ngoại, với 12 tấn dưa vàng xuất sang thị trường Hàn Quốc”, anh Nguyễn Đăng Mạnh phấn khởi.

Theo anh, sản phẩm của HTX được thị trường đón nhận khá tốt, ngoài cung cấp cho chuỗi cửa hàng nông sản Thành Sen mart, hiện một số bạn hàng đã đặt với số lượng lớn đi các tỉnh và xuất đi các nước khác trong khu vực. HTX đang trồng thử nghiệm 200m2 nho và 1.200m2 cây đu đủ đực để làm thảo dược nhằm đa dạng hóa cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời mở hướng sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết với bà con nông dân và các tổ hợp tác để sản xuất các loại sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, theo hướng hữu cơ, đáp ứng nhu cầu của các bạn hàng lớn.

Sau HTX Sản xuất rau, củ, quả và Dịch vụ tổng hợp xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh có thêm HTX Bình Minh (thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn) được Công ty Chứng nhận Quốc gia Good Việt Nam cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGAP (diện tích vùng trồng là 1,02ha) và HTX Thanh niên Thành Sen (xã Đồng Môn) được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO xác nhận chuyển đổi hữu cơ đối với các sản phẩm như củ cải đỏ, củ dền, cà rốt, khoai lang, khoai tây, dưa lê, dưa hấu, cà chua, bắp cải, cải bó xôi, măng tây xanh) trên diện tích vùng trồng 4,3ha.

Empty

Ngoài sản xuất sản phẩm nông nghiệp truyền thống, các HTX trên địa bàn TP Hà Tĩnh đang trồng thử nghiệm nhiều loại rau, củ, quả chất lượng cao theo hướng hữu cơ nhằm đa dạng hóa sản phẩm trong vùng trồng. Ảnh: CĐ.

Anh Đặng Văn Cường, Giám đốc HTX Thanh niên Thành Sen khẳng định, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ vất vả và tốn kém hơn rất nhiều so với các hình thức sản xuất khác. Đầu tiên là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chuyển đổi từ việc kiểm nghiệm chất lượng đất, nguồn nước; quy trình nuôi trồng, nhật ký sản xuất để theo dõi tốc độ sinh trưởng của từng loại cây. Quá trình chăm sóc, 100% diện tích sử dụng phân bón vi sinh và công nghệ nano để cải tạo đất và diệt khuẩn nấm…

Tuy nhiên, việc sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sẽ giúp người sản xuất khai thác được thế mạnh của nông nghiệp đô thị, xây dựng thương hiệu nhằm đưa sản phẩm vào thị trường chất lượng cao và cung cấp sản phẩm cho du lịch.

Thanh Nga - Công Điền

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

CẦN THƠ Huyện Vĩnh Thạnh đang lựa chọn các doanh nghiệp uy tín về sản xuất phân bón hữu cơ để xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ.

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Xem Thêm