Thứ hai, 20/05/2024 | 16:15 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 08:00, 10/05/2024

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Thành công từ mô hình quýt đường

Những ngày tháng 4, chúng tôi đến xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) chứng kiến không khí ở đây vui hơn với nhiều tuyến đường trải nhựa thẳng tắp, ven đường rực rỡ cờ hoa. Vùng quê nông thôn mới giờ đây đã thật sự thay da, đổi thịt, người dân làm giàu trên chính mảnh đất chiến khu xưa...

Vùng quê nông thôn mới huyện Vĩnh Cửu giờ đây đã thật sự thay da, đổi thịt, người dân làm giàu trên chính mảnh đất chiến khu xưa. Ảnh: H.Phúc.

Vùng quê nông thôn mới huyện Vĩnh Cửu giờ đây đã thật sự thay da, đổi thịt, người dân làm giàu trên chính mảnh đất chiến khu xưa. Ảnh: H.Phúc.

Dẫn chúng tôi đến thăm những mô hình trồng cây trái cho hiệu quả kinh tế cao, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lý, ông Cổ Văn Lâm hào hứng chia sẻ, những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường về nông sản an toàn ngày càng tăng cao nên các hộ dân trong xã đã chủ động chuyển đổi phương thức sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ.

Điển hình như mô hình trồng quýt đường của gia đình anh Hà Thắng (ấp Lý Lịch 2) với diện tích 3ha. Vườn bưởi của anh Thắng hơn 10 năm tuổi đang phát triển xanh tốt, được trồng theo hướng hữu cơ trên đất phù sa ven lòng hồ Trị An nên quanh năm không phải lo nguồn nước tưới. Anh Thắng vui vẻ tâm sự: “Gia đình tôi dùng men IMO để ủ cá mua từ lòng hồ làm phân bón, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học nên cây cho trái nhiều và ít sâu bệnh. Hiện vườn quýt của tôi đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao”.

Cũng như nhiều hộ dân trong xã Phú Lý, từ lâu gia đình anh Thắng đã gắn liền với cây xoài và cây điều. Nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, đến nay, vườn quýt của gia đình anh đang phát triển tốt, cho sản lượng trung bình từ 50 - 60 tấn trái, thu nhập khoảng 900 triệu đồng/năm.

Là người đứng đầu HTX Thương mại Dịch vụ Bình Minh và được đào tạo bài bản nên anh Thắng đã chủ động xây dựng mô hình sản xuất quýt đường theo hướng hữu cơ sinh học để nhân rộng cho các xã viên cùng làm theo. Mặc dù nhìn những cây quýt hữu cơ cành lá khẳng khiu nhưng mỗi cây vẫn cho thu hoạch cả tạ quả, so sánh với cây xoài thì lợi nhuận cao hơn hẳn, do đó anh quyết định chuyển toàn bộ 3ha đất vườn sang trồng cam, quýt, bưởi.

Thắng cũng đứng ra thành lập Câu lạc bộ Cây trồng cây có múi ở xã Phú Lý, đồng thời vận động bà con tham gia liên kết, cùng nhau trồng theo hướng hữu cơ. Đây cũng là tiền thân của HTX Thương mại Dịch vụ Bình Minh bây giờ. Đến nay, tổng diện tích vườn cây ăn trái của HTX khoảng 50ha, trồng các loại cây ăn trái có múi như bưởi da xanh, cam sành, quýt đường...

Quýt đường trồng theo hướng hữu cơ của gia đình anh Hà Thắng phát triển xanh tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Quýt đường trồng theo hướng hữu cơ của gia đình anh Hà Thắng phát triển xanh tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Theo anh Thắng, với vốn đầu tư không cao, nhà vườn có thể thu hoạch khoảng 50 - 60 tấn/ha quả có múi, thậm chí năm trúng mùa còn cho năng suất 80 tấn/ha. Sản phẩm được HTX thu mua, cung ứng cho thương lái, các cửa hàng, đại lý kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo phương thức “tiền tươi, thóc thật”. Do đó, HTX đang khuyến khích các thành viên tích cực canh tác theo hướng hữu cơ, chuyển từ phân hóa học sang dùng nhiều phân hữu cơ, thuốc sinh học giúp cây sung sức hơn, tuổi thọ tăng lên, năng suất cao và dịch bệnh giảm, chi phí đầu vào cũng thấp hơn từ 20 - 30%.

Ngoài tiêu thụ trong nước, HTX Thương mại Dịch vụ Bình Minh đang tìm hướng xuất khẩu sản phẩm. “Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng và sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đang là xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, muốn khởi nghiệp thành công từ nông nghiệp thì bắt buộc phải sản xuất an toàn, áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất”, anh Thắng khẳng định.

Liên kết sản xuất hữu cơ hướng đến xuất khẩu

Toàn xã Phú Lý hiện có 387 hộ nông dân sản xuất giỏi áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó đã tác động tích cực đến sản xuất như tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống; sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt, xử lý phân hữu cơ để bón cho các loại cây trồng; áp dụng sản xuất theo hướng VietGAP cho trái xoài và quýt đường sạch để tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, cũng như hướng đến xuất khẩu.

Nông dân xã Phú Lý sản xuất theo hướng VietGAP cho quýt đường để hướng đến xuất khẩu. Ảnh: MS.

Nông dân xã Phú Lý sản xuất theo hướng VietGAP cho quýt đường để hướng đến xuất khẩu. Ảnh: MS.

Ông Nguyễn Quang Chiến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lý cho biết: “Hiện xã có 2 HTX nông nghiệp thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất quýt đường theo tiêu chuẩn VietGAP và đến nay đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Điều đáng mừng là đến nay nông dân đã cải thiện tư duy sản xuất nông nghiệp, quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường”.

Theo ông Chiến, hiện sản phẩm quýt đường chất lượng của địa phương vẫn chưa đủ nguồn cung để đáp ứng thị trường tiêu thụ lớn hơn như siêu thị mà chủ yếu chỉ có thể cung cấp cho các thương lái.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Cửu, ông Nguyễn Trần Phước Lộc cho rằng, phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ là chủ trương của chính quyền mà nông dân trên địa bàn huyện ngày càng quan tâm. Huyện đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đến nay đã có 15ha trái cây các loại và 1ha rau đạt chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hơn 238ha cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có 25,3ha cây trồng đã được cấp chứng nhận hữu cơ với nhiều sản phẩm như tiêu, sầu riêng, rau...; đồng thời đã quy hoạch được 8 vùng sản xuất hữu cơ tập trung với tổng diện tích gần 19.000ha ở các huyện Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Định Quán.

Tuy nhiên, hạn chế của nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh là mặc dù đã có các mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhưng quy mô liên kết còn nhỏ lẻ, liên kết chưa chặt chẽ nên đầu ra sản phẩm hữu cơ còn khó khăn, đa số người sản xuất vẫn phải tự tìm thị trường tiêu thụ với giá cả không cao hơn nhiều so với sản phẩm thông thường. Vì vậy, Đồng Nai đang tập trung xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản hữu cơ để khắc phục những hạn chế trên.

Đồng Nai đang dành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: MS.

Đồng Nai đang dành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: MS.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết: “Sở đang phối hợp với các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, trong đó hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu”.

Theo ông Thắng, Ðồng Nai phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 1,5% tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với khoảng 33.000 ha. Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm.

“Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản hữu cơ, có định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất hữu cơ trong giai đoạn tới”, ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai nhấn mạnh.

Minh Sáng

Thung lũng cam 'nói không' với hóa chất

Thung lũng cam 'nói không' với hóa chất

GIA LAI Nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn, huyện Kbang có hơn 110ha cam, quýt, chất lượng được đánh giá ngon nhất tỉnh.

Giảm 50% chi phí phân bón nhờ trồng chuối hướng hữu cơ

Giảm 50% chi phí phân bón nhờ trồng chuối hướng hữu cơ

KON TUM Từ việc không bán được chuối, anh Bùi Văn Đông đã ấp ủ ý tưởng dùng chuối để sản xuất phân bón hữu cơ và đã gặt hái thành công.

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến năm 2025 tỉnh này phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ.

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

BẮC GIANG Chiếc chài trong tay ông Vũ từ từ kéo lên, trong đó mấy con chép, trôi của vụ lúa cá trước giãy ầm ầm. Chọn lấy ba con to nhất ông đem về đãi khách.

Xem Thêm