Thứ bảy, 23/11/2024 | 05:01 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 09:47, 07/07/2022

‘Ăn chắc mặc bền’ với vườn cây hữu cơ

GIA LAI Nhiều nông dân kiên định theo đuổi mô hình nông nghiệp hữu cơ giữa cơn bão giá phân hoá học đã gặt hái thành quả khi chất lượng vườn cây ổn định theo năm tháng.
Nhiều vườn tiêu ở huyện Đăk Đoa đã sử dụng phân bón hữu cơ cho năng suất, chất lượng ổn định. Ảnh: Tuấn Anh.

Nhiều vườn tiêu ở huyện Đăk Đoa đã sử dụng phân bón hữu cơ cho năng suất, chất lượng ổn định. Ảnh: Tuấn Anh.

Vườn cây khỏe mạnh, con người khỏe khoắn

Dù đang bước vào mùa mưa nhưng vườn hồ tiêu của gia đình bà Phan Thị Kim Liên (thôn 2, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn nở hoa rất đẹp. Bà Liên cho biết, từ 4 năm nay gia đình đã chuyển sang dùng phân hữu cơ sinh học nên rất yên tâm về năng suất, chất lượng và đặc biệt cảm thấy an toàn cho sức khoẻ của mình.

Trước đây, mỗi lần chăm bón cho vườn cây, các thành viên trong gia đình bà Liên đều mệt lả người do hít phải mùi thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Còn hiện tại, mọi thứ đã khác, vườn cây khỏe mạnh, con người khỏe khoắn hơn với phân bón hữu cơ. Hiện vườn cây của gia đình bà Liên với 4 ngàn trụ tiêu và 2 ngàn cây cà phê gần như không còn dùng sản phẩm phân bón hoá học.

“Kể từ khi làm nông nghiệp hữu cơ mình thấy khỏe hơn nhiều so với sử dụng phân hóa học. Vườn cây không phải làm cỏ như mọi khi mà chỉ sử dụng máy cắt sát gốc. Cỏ khô lại tạo ra mùn vừa xốp đất vừa làm cho cây trồng phát triển. Nói chung làm nông nghiệp hữu cơ tốt hơn nhiều so với khi còn sử dụng phân hóa học”, bà Liên chia sẻ.

Thương hiệu cà phê sạch Dalasa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Ảnh: Tuấn Anh.

Thương hiệu cà phê sạch Dalasa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Ảnh: Tuấn Anh.

Tại xã Diên Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, bà Trịnh Thị Lương đã bắt đầu khởi nghiệp với mô hình cà phê sạch. Đến nay, 3ha cà phê của gia đình được sản xuất theo mô hình chất lượng cao và có chứng chỉ UTZ nhằm hướng ra thị trường nước ngoài. Để tính đến chuyện lâu dài, bà Lương đã xây dựng thương hiệu cà phê Dalasa và chọn vùng đất Diên Phú xây dựng HTX cà phê đạt chứng nhận Organic.

“Tới đây, chúng tôi sẽ xây dựng HTX cà phê theo hướng cà phê hữu cơ bền vững, không chỉ đáp ứng vùng nguyên liệu cho thương hiệu Dalasa mà còn phân bổ cho các nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Mục tiêu của HTX là vùng nguyên liệu cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế, thâm nhập vào các thị trường khó tính nhất thế giới”, bà Lương nói và tự tin cho biết, vùng sản xuất cà phê của HTX có lợi thế về khí hậu, nguồn nước tưới sạch. Bên cạnh đó, các xã viên sẽ được hướng dẫn cách làm hữu cơ Organic theo tiêu chuẩn chung của thế giới.

Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu

Có thể nói, phong trào làm nông nghiệp hữu cơ đã lan rộng đến nhiều địa phương, thậm chí thâm nhập vào tận các thôn làng ở Gia Lai. Những mô hình hay, cách làm tốt đều được bà con nông dân tự giới thiệu cho nhau.

Tại huyện Chư Sê, mô hình tập hợp nông dân làm phân hữu cơ gần đây đang nổi lên như một phong trào. Không chỉ sản xuất cho gia đình làm phân bón mà còn làm phân hữu cơ bán ra thị trường.

Làm cà phê hữu cơ không phải làm cỏ và để lá phủ đầy quanh gốc. Ảnh: TA.

Làm cà phê hữu cơ không phải làm cỏ và để lá phủ đầy quanh gốc. Ảnh: TA.

Là một nông dân quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ ăn vì chi phí phân bón quá cao, anh Klơh (làng Pa Pết, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) quyết đi tìm học hỏi cách làm phân hữu cơ từ men vi sinh. Rồi may mắn anh được Công ty TNHH MTV Đào Tiến Phát đồng ý và hướng dẫn cách làm phân hữu cơ từ những thứ vứt đi. Đến nay, vườn cà phê của anh Klơh cùng một số bà con trong làng đã qua một lần bón phân hữu cơ, những vẫn xanh tốt, thậm chí có phần nhỉnh hơn so với những vườn cà phê sử dụng phân bón hoá học.

Không chỉ làng Pa Pết, nông dân thị trấn Chư Sê cũng đang tận dụng tốt lợi thế của mình để chuyển chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Các thành viên trong nông hội đã cùng nhau sản xuất từng kg men vi sinh để từ đó mỗi kg lại tạo ra hàng ngàn lít phân, thuốc hữu cơ ứng dụng tốt cho cây trồng.

Trong khi đó, huyện Đăk Đoa cũng là đơn vị tiên phong thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025. Theo đó, hồ tiêu là cây trồng chủ lực được đưa vào ứng dụng sản xuất hữu cơ đầu tiên. Đến nay, toàn huyện đã có khoảng 40 ha hồ tiêu bước đầu áp dụng phân bón hữu cơ. Trong khi đó, các loại cây trồng khác củng bắt đầu được người dân, các HTX triển khai mô hình hữu cơ, hạn chế dần phân hóa học.

Ông Nguyễn Kim Anh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đăk Đoa cho biết, với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu để cây trồng phát triển bền vững và tăng độ phì nhiêu cho đất.

Hơn nữa, khi làm nông nghiệp hữu cơ, các sản phẩm sau thu hoạch luôn đảm bảo được chất lượng phục vụ nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ sẽ tốt hơn cho môi trường đất cũng như sức khỏe con người không bị bào mòn bởi phân hóa học.

Đặc biệt, mục đích khi sử dụng phân hữu cơ sẽ giảm được chi phí đầu tư rất lớn trước cơn bão giá phân hóa học tăng cao như hiện nay. “Chúng tôi đã có đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025 và đang từng bước định hướng cho bà con áp dụng trên tất cả các loại cây trồng, trong đó trước mắt tập trung vào 2 cây trồng chủ lực là hồ tiêu và cà phê”, ông Anh thông tin.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có rất nhiều cách thức sản xuất phân hữu cơ được người dân áp dụng. Theo đó, người dân sử dụng các vỏ trấu để ủ với các chế phẩm vi sinh để tạo ra phân bón hữu cơ. Ngoài ra, nhiều hộ dân chọn cách mua các sản phẩm phân gà hữu cơ từ các nước. Tuy nhiên, thông dụng nhất đối với nhiều hộ dân vẫn là sử dụng phân bò sẵn có ủ với vỏ cà phê để tạo ra phân hữu cơ.

Tuấn Anh

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có từ đó. Tuy nhiên nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được.

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Xem Thêm