Thứ tư, 25/12/2024 | 12:21 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 08:29, 31/10/2024

Vườn bưởi 'đẹp từ vỏ đến ruột'

BÌNH PHƯỚC 'Không làm thì thôi, đã làm thì phải làm đàng hoàng, làm đến nơi đến chốn, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và có thể tự hào về những gì mình làm ra'.

Đó là quan điểm trong cuộc sống, trong sản xuất nông nghiệp của ông Phạm Đình Thành, sinh năm 1964, chủ nhân vườn bưởi hữu cơ ở Khu phố 10, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Là một cựu chiến binh, ông không chỉ đi đầu trong học tập và làm theo gương Bác Hồ, hết lòng với bà con, địa phương mà còn là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh 5 năm liền.

Năm 1987, sau khi rời quân ngũ, ông Thành khăn gói từ quê Hải Phòng vào Nam tìm đất lành lập nghiệp. “Năm 1988, sau khi dừng chân ở Chơn Thành một thời gian ngắn, tôi quyết định chọn nơi này lập nghiệp vì lúc đó điều kiện làm nông nghiệp ở đây quá thuận lợi, đất rộng người thưa, mưa thuận gió hoà, chỉ tiếc là khi đó mình không có tiềm lực để đầu tư nhiều đất hơn”, ông Thành kể.

Ông Phạm Đình Thành giữa vườn được canh tác theo quy trình hữu cơ của gia đình. Ảnh: Hồng Thủy.

Ông Phạm Đình Thành giữa vườn được canh tác theo quy trình hữu cơ của gia đình. Ảnh: Hồng Thủy.

Ông cho biết, diện tích đất ban đầu của gia đình là gần 2ha nhưng mấy năm trước ông đã hiến mấy sào cho địa phương làm đường giao thông và mương thoát nước nên giờ chỉ còn 1,3ha. Trên điện tích vườn khoảng 1ha, ông Thành trồng hơn 300 cây bưởi da xanh và mấy chục cây sầu riêng.

Ông tâm sự: "Giúp bà con được gì là tôi giúp hết mình. Nếu có điều kiện kinh tế thì giúp vốn, còn không thì giúp kinh nghiệm, biết đến đâu hỗ trợ đến đó, đặc biệt là kiến thức về canh tác theo quy trình đảm bảo an toàn, bền vững. Ở đây nhiều bà con trồng cây ăn trái nhưng đầu ra lại bí, tôi tìm người mua giúp, góp phần giúp bà con không bị ép giá.

Ai làm thế nào tôi không biết, chứ vườn bưởi của tôi, không bao giờ phải lo đầu ra. Như vừa rồi, Hội Nông dân huyện gọi cho tôi, muốn đặt ít bưởi phục vụ hội nghị, tôi bảo muốn ăn phải báo trước tôi nửa tháng để tôi chừa lại 1 - 2 cây cho mà hái, chứ báo trước vài ngày thì không có đâu vì có 2 công ty họ đặt mua hết rồi, có bao nhiêu họ lấy hết ngay.

Vườn bưởi này tôi làm rất kỹ chứ không phải kỹ bình thường. Bưởi của tôi chưa có chứng nhận hữu cơ nhưng 2 công ty xuất khẩu ở Bến Tre họ mua bưởi của tôi từ nhiều năm nay, họ mang đi test, mọi thứ, từ chất lượng đến hình thức đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Họ đến hái trực tiếp và phân loại ngay tại vườn, xuất đi Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc... Tôi chẳng phải làm gì, chỉ ngồi nhìn cân tính tiền”.

Là người đã nhiều năm làm nông nghiệp hữu cơ, tích luỹ nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm bưởi của ông Thành 'đẹp từ vỏ đến ruột', được thương lái ưa chuộng. Ảnh: Hồng Thủy.

Là người đã nhiều năm làm nông nghiệp hữu cơ, tích luỹ nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm bưởi của ông Thành "đẹp từ vỏ đến ruột", được thương lái ưa chuộng. Ảnh: Hồng Thủy.

Theo ông Thành, để đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm, trong quá trình canh tác ông không sử dụng thuốc diệt cỏ, không dùng phân bón, thuốc hóa học mà dùng thuốc sinh học, phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng tốt, giữ được độ bền, trái cây đảm bảo chất lượng. Nhờ kinh nghiệm lâu năm và can tác hữu cơ, làm giàu cho đất nên vườn bưởi của ông Thành nay đã mang lại lợi ích kép.

“Canh tác theo hướng hữu cơ có rất nhiều lợi ích. Đầu tiên và trực tiếp là mình không bị ảnh hưởng sức khoẻ bởi các loại phân bón, thuốc hoá học. Tiếp theo là đất vườn ngày càng màu mỡ, không bị thoái hoá, bạc màu, từ đó chi phí giảm, lợi nhuận tăng, cây phát triển tốt hơn, bền hơn. Ngoài ra, sản phẩm chất lượng hơn, sạch hơn, giá cao hơn, mình ăn thích hơn, người khác ăn mình yên tâm hơn, không áy náy, day dứt vì bán sản phẩm kém chất lượng”, ông Thành nói.

Từ năm 2023, vườn bưởi hơn 1ha của ông Thành năm nào cũng đều đều đạt sản lượng khoảng 35 tấn trái. Doanh nghiệp đã hợp đồng mua, giá từ 30 - 40 ngàn đồng/kg tuỳ mẫu mã. Bình quân mỗi năm, ông thu khoảng 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

“Là nông dân điển hình sản xuất giỏi, ông Thành luôn đi đầu về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Vườn bưởi da xanh này là mô hình tiêu biểu về canh tác an toàn, theo hướng hữu cơ. Từ ý thức với môi trường, trách nhiệm với cộng đồng và kinh nghiệm nhiều năm làm kinh tế, ông mang ra chia sẻ cho mọi người học hỏi. Từ đó, lan tỏa phong trào làm nông nghiệp bền vững tại địa phương”, bà Trần Thị Trang Nhung, Phó Ban Tuyên giáo Thị uỷ Chơn Thành đánh giá.

Hồng Thủy - Nguyễn Thủy

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

HÀ NỘI Người mê nhảy dù ở Hà Nội không lạ gì đồi Bù của xã Nam Phương Tiến bởi thỏa thích ngắm màu vàng của những vườn bưởi chín xen màu xanh của những vườn rau…

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã tạo nên khác biệt lớn tại khắp các vùng rau màu của Nghệ An.

Ruồi lính đen -  chìa khóa cho nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ

Ruồi lính đen - chìa khóa cho nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ

TIỀN GIANG Ruồi lính đen là giải pháp thiết thực cho cả ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, đặc biệt là xu hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ ngày càng cao.

Nhà máy biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ đầu tiên ở Tiền Giang

Nhà máy biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ đầu tiên ở Tiền Giang

TIỀN GIANG Do đang vận hành thử nghiệm nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 60% công suất, thu hồi từ 30 - 50% (30 tấn) nguyên liệu thô mỗi ngày.

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.

Xem Thêm