Thứ tư, 23/04/2025 | 10:26 GMT +7
Trồng nấm rơm hữu cơ đang vào kỳ thu hoạch. Ảnh: Hữu Đức.
Thời gian qua, mô hình trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng tốt được một số nông dân tại TP Cần Thơ bắt nhịp, đầu tư đạt hiệu quả. Giá trị nấm sản xuất hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được tin dùng nên giá luôn cao hơn so với trồng nấm ngoài trời. Nấm rơm được xem như nguồn “rau thịt” rất giàu dinh dưỡng trong bữa ăn. Nấm, đặc biệt là nấm sản xuất hữu cơ tương lai nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng tăng cao và là nguồn thực phẩm thiết yếu.
Ở ĐBSCL có nguồn rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa rất dồi dào, thời tiết lại thuộc vùng nhiệt đới nóng, ẩm nên rất thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm. Từ hàng chục năm qua, phong trào trồng nấm rơm đã nở rộ, lan rộng tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL.
Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, kỹ thuật, đa số nông dân ở ĐBSCL đã thành thạo cách trồng nấm rơm ngoài trời. Sân chất nấm ngay trên đồng ruộng sau mùa gặt, ngoài bờ vườn hay trước sân nhà. Cùng với tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng các giống meo không ngừng được cải tiến, đã giúp nông dân trồng nấm đạt kết quả ngày càng cao về năng suất, góp phần tạo sản lượng nấm tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều nông dân quen nghề trồng nấm cho rằng: Trồng nấm rơm tựa như làm nông theo kiểu nhà nghèo. Vốn đầu tư ít, chu kỳ vụ nấm ngắn ngày và dễ điều chuyển theo nhu cầu thị trường (nấm tươi, sơ chế nấm muối) nên ít bị ảnh hưởng bất lợi trong tiêu thụ.
Người trồng nấm rơm qua nhiều năm thành nghề cho biết, dẫu có lúc giá cả thị trường nấm lên xuống, nhưng chưa bao giờ giá nấm rơm tươi giảm dưới mức 35.000 - 40.000 đồng/kg. Lúc chạy hàng trúng chợ giá nấm thậm chí trên 70.000 đồng/kg. Giai đoạn xẩy ra dịch bệnh Covid-19, việc sản xuất, tiêu thụ nấm rơm vẫn không bị nhiều ảnh hưởng.
Hiện nay, thị trường có thêm mặt hàng nấm sạch trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ trong nhà, có kiểm soát chất lượng tốt, giá bán luôn cao hơn gần gấp đôi so với trồng nấm ngoài trời.
Mấy năm gần đây, nghề trồng nấm rơm ở ĐBSCL tiến thêm một bước mới. Mô hình trồng nấm trong nhà tiêu chuẩn tiên tiến: Kích thước nhà trồng dài 12m x rộng 4m, vách cao 2m, đỉnh nhà 2,7m bố trí 2 dãy kệ, mỗi kệ 3 tầng. Mỗi nhà trồng chất được 150 túi compost, với thời gian 15 - 17 ngày là thu hoạch dứt điểm. Bình quân mỗi năm thực hiện trồng từ 7 - 8 vụ.
Một cơ sở thu mua nấm rơm ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.
Để trồng lại vụ tiếp theo thì phơi nhà, xử lý bằng xà phòng và clorin trong vòng 10 - 15 ngày. Với trọng lượng mỗi túi compost 18kg đã được cấy meo giống, sau khi mua về khoảng 5 - 7 ngày sẽ cho thu hoạch nấm rơm, bình quân mỗi túi cho năng suất từ 1,2 - 1,5kg nấm. Mô hình trồng nấm rơm cải tiến bằng compost trong nhà sẽ khắc phục được điều kiện bất lợi của thời tiết như nắng nóng, mưa bão kéo dài, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời gắn kết được với các đại lý mua bán nấm rơm, bao tiêu sản phẩm.
Trồng nấm rơm trồng trong nhà tùy theo quy mô và mức độ cơ giới hóa, tự động hóa có thể đầu tư từ thấp lên cao. Trồng nấm trong nhà vốn đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với trồng ngoài trời. Tuy nhiên, trồng nấm trong nhà có nhiều lợi ích như: Chủ động kiểm soát được môi trường trồng nấm nên năng suất tăng gấp 2 - 3 lần so với trồng nấm ngoài trời.
Nếu như trồng ngoài trời năng suất 7 - 10% (trọng lượng nấm tươi/trọng lượng rơm khô) thì trồng trong nhà có thể đạt 25 - 30% và có thể cao hơn, trong khi chi phí thấp do nguyên liệu và công thu hái ít hơn nên lợi nhuận cao hơn, mặt khác điều kiện lao động được cải thiện. Do được trang bị các dụng cụ thiết bị phù hợp, người trồng nấm rơm trong nhà chỉ cần đào tạo trong thời gian ngắn cũng nắm bắt được kỹ thuật trồng.
Nấm rơm trồng trong nhà có chất lượng cao, có thể hoàn toàn đạt tiêu chuẩn “nấm sạch” an toàn, thỏa mãn ngay cả những yêu cầu khắt khe về chất lượng của người tiêu dùng.
ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.
SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.
HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.
YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.
HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.
Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.
THANH HÓA Sử dụng phân bón có nguồn gốc sinh học, áp dụng các giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững giúp anh Hải thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng dưa vàng.
HẬU GIANG Một nông dân Hậu Giang trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, sự kiên trì, sáng tạo giúp ông nâng cao thu nhập, tạo hướng đi bền vững cho bà con trong vùng.
THÁI NGUYÊN Để chè trung du đạt chuẩn hữu cơ mang đậm đà hương vị 'tiền chát hậu ngọt' đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được cây chè hấp thụ hiệu quả.