Thứ tư, 09/04/2025 | 21:05 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 11:38, 09/10/2022

Trang trại hoa hòe hữu cơ đầu tiên trên đất Gia Lai

Chị Bùi Thị Vân Anh đã tiên phong phát triển trang trại hoa hòe theo hướng hữu cơ tại Gia Lai để tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
Trang trại hoa hòe 21ha tại huyện Kông Chro được xem là mô hình tiên phong tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: TA.

Trang trại hoa hòe 21ha tại huyện Kông Chro được xem là mô hình tiên phong tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: TA.

Bén duyên vùng đất Kông Chro

Vào những ngày đầu tháng 10, chúng tôi được cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Kông Chro giới thiệu đến thăm trang trại hoa hòe đầu tiên trên đất Gia Lai.

Trang trại hoa hòe nằm trên địa bàn xã Yang Trung (huyện Kông Chro), nơi được bao bọc bởi những cánh đồng mía mênh mông, xanh ngát. Đây là trang trại do chị Bùi Thị Vân Anh (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) cùng người em gái tiên phong đầu tư trồng và phát triển vùng nguyên liệu.

Chị Vân Anh cho biết, cây hoa hòe đã quá quen thuộc với người dân tỉnh Thái Bình. Ngoài những cánh đồng lúa bạt ngàn, đến Thái Bình mọi người cũng dễ dàng nhìn thấy chi chít những cây hòe mọc lên xanh mướt. Cây hoa hòe được mệnh danh là “cây nhà nghèo” nhưng cho thu nhập cao bởi các dược tính mà nó mang lại.

Năm 2005, gia đình chị Vân Anh bắt đầu xây dựng xưởng sản xuất chế biến từ hoa hòe để xuất khẩu đi Trung Quốc. Trong hoa hòe có chứa rất nhiều rutin, một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Chất rutin trong hoa hòe cũng giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Cây hoa hòe rất phù hợp phát triển trên vùng đất Tây Nguyên. Ảnh: TA.

Cây hoa hòe rất phù hợp phát triển trên vùng đất Tây Nguyên. Ảnh: TA.

Năm 2019, trong một lần đến huyện Kông Chro, chị Vân Anh nhận thấy, cây hoa hòe phát triển rất tốt sao không thử trồng trên vùng đất màu mỡ Tây Nguyên.

Sau khi đánh giá thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, chị Vân Anh cùng người em gái đã quyết định mua hơn 21 ha đất trồng cây không hiệu quả của người dân để phát triển trồng cây hoa hòe.

“Đất ở huyện Kông Chro rất tốt, phù hợp cho cây hoa hòe phát triển. Trước đây, người dân thường trồng cây sắn, bắp không cho hiệu quả nên chúng tôi tận dụng để trồng và mong muốn phát triển vùng dược liệu nơi đây”, chị Vân Anh nói và cho biết, năm 2020, gia đình chị chính thức mang giống hoa hòe ở Thái Bình đem vào trồng tại xã Yang Trung.

Vốn là người ở thủ phủ hoa hòe, gia đình chị Vân Anh không gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu trồng và chăm sóc cây hoa hòe nơi vùng đất Kông Chro. Theo chị Vân Anh, đây là cây trồng dạng thân gỗ, được trồng để lấy nụ hoa, kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Bên cạnh đó, người trồng không tốn công chăm sóc, lại ít sâu bệnh, nhanh thu hoạch và cho thu nhập cao.

Sau 2 năm trồng và chăm sóc, trang trại hoa hòe của gia đình chị Vân Anh phát triển rất tốt và cho thu bói. Với hơn hơn 21 ha, hoa hòe ước thu hoạch mỗi tháng từ 8-9 tấn hạt khô. Hiện nay, giá bán từ 150.000 đồng/kg hạt khô. Nếu giá xuất khẩu ổn định, diện tích 21 ha có thể thu về hơn 600 triệu đồng/tháng.

Bông hoa hòe rất đẹp khiến nhiều người thích thú. Ảnh: TA.

Bông hoa hòe rất đẹp khiến nhiều người thích thú. Ảnh: TA.

Theo chị Vân Anh, cây hoa hòe ra hoa gần như quanh năm, đặc biệt cho thu hoạch chính trong khoảng từ tháng 6 đến cuối tháng 9. Ngoài ra, cây hoa hòe có thể sinh trưởng và phát triển trên 10 năm mới có thể phá bỏ để trồng cây mới.

Chính vì giá trị kinh tế từ cây hoa hòe mang lại, gia đình chị Vân Anh đang tiếp tục trồng thêm 30ha để nâng tổng số lên trên 50ha, qua đó trở thành trang trại hoa hòe tiên phong và lớn nhất tỉnh Gia Lai.

Canh tác theo hướng hữu cơ

Trên cánh đồng phẳng phiu rộng rãi của trang trại, những cây hoa hòe được trồng ngay hàng thẳng lối khiến nhiều người thích thú. Thời điểm này, hoa hòe nở đầy những nụ vàng nhạt rồi bung hoa thành màu trắng.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại hoa hòe, anh Nguyễn Văn Hải (Quản lý trang trại) cho biết, ngay từ buổi ban đầu, trang trại hoa hòe đã được định hình trồng theo hướng hữu cơ. Cụ thể, tất cả vườn cây chủ yếu được sử dụng phân bò và vôi để khử phèn, chống nấm, mối gây hại cho cây trồng.

Trang trại hoa hòe sự dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Ảnh: TA.

Trang trại hoa hòe sự dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Ảnh: TA.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc, khi cây hoa hòe cao 1,2-1,5m, anh Hải tiến hành bấm ngọn cho cây ra nhánh. Trên một cây hòe, chỉ giữ lại từ 4-5 cành chính, sau đó tiếp tục bấm ngọn cành để tạo cành cấp 2 cho đến khi có bộ khung tán lá phân bố đều.

Ngoài ra, để cây hòe phát triển tốt nhất, anh Hải còn rất chú ý đến việc cung cấp nước cho cây. Mặc dù là cây chịu hạn tốt nhưng vào những tháng hè nắng nóng, hoa hòe vẫn cần lượng nước nhất định. Chính vì vậy, tất cả vườn cây hoa hòe đều được đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

Tiếp thêm câu chuyện, chị Vân Anh cho biết, cây hoa hòe vốn là loại cây dược liệu nên rất phù hợp sự dụng phân hữu cơ để tăng hàm lượng dược tính. Thực tế cho thấy, khi sự dụng phân hữu cơ, cây hoa hòe phát triển tốt và bền hơn rất nhiều so với sử dụng phân hóa học.

Hiện nay, trang trại chủ yếu là sử dụng phân bò, cộng với bã của cây khoai mì để ủ thành phân bón cho cây. Trong tương lai, sau khi ổn định được vùng trồng hoa hòe, cùng với việc xây dựng nhà máy chế biến theo vòng tròn khép kín ở nơi đây, chúng tôi sẽ sử dụng thêm bã của nụ hoa hòe để ủ làm phân bón cho cây.

“So với sự dụng phân hóa học, chi phí đầu tư phân hữu cơ cho cây hoa hòe rất thấp, chỉ khoảng 10 triệu đồng/ha cho 1 chu kỳ bón phân. Thực tế, bản thân cây hoa hòe đã tự tổng hợp lượng phân bón, không cần bón nhiều lần nhưng vẫn phát triển tốt”, chị Vân Anh chia sẻ.

Trang trại hoa hòe được rất nhiều người quan tâm. Ảnh: TA.

Trang trại hoa hòe được rất nhiều người quan tâm. Ảnh: TA.

Ông Trần Văn Đấu, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Kông Chro cho biết, cây hoa hòe đã được đưa vào trồng tại huyện Kông Chro được gần 2 năm và bắt đầu cho thu bói. Theo đánh giá, vùng đất Tây Nguyên có khí hậu ôn hòa, rất phù hợp cho cây hoa hòe phát triển.

Mặt khác, trang trại hoa hòe là 1 trong số ít mô hình trên địa bàn huyện Kông Chro được đầu tư chăm sóc bài bản theo hướng hữu cơ. Nhất là đối với những cây dược liệu như hoa hòe, sử sụng phân hóa học rất nguy hiểm vì liên quan đến việc hỗ trợ chữa bệnh cho con người. Hơn nữa, các đầu mối thu mua cây dược liệu rất kỹ trong việc kiểm soát đầu vào, dược tính, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… cho nên nếu không áp dụng theo mô hình hữu cơ sẽ rất khó thành công. 

Tuấn Anh

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

THANH HÓA Sử dụng phân bón có nguồn gốc sinh học, áp dụng các giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững giúp anh Hải thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng dưa vàng.

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

HẬU GIANG Một nông dân Hậu Giang trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, sự kiên trì, sáng tạo giúp ông nâng cao thu nhập, tạo hướng đi bền vững cho bà con trong vùng.

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

THÁI NGUYÊN Để chè trung du đạt chuẩn hữu cơ mang đậm đà hương vị 'tiền chát hậu ngọt' đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được cây chè hấp thụ hiệu quả.

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

THANH HÓA Sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Trang Farm đã trở thành điểm đến của đông đảo khách tham quan.

Sống xanh với mỹ phẩm hữu cơ

Sống xanh với mỹ phẩm hữu cơ

Các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ với nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng hướng tới lối sống xanh.

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

HÀ NAM Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, sản phẩm rau an toàn muốn có chỗ đứng, chủ thể cần tổ chức sản xuất để bán hàng thay vì sản xuất và bán hàng.

Xem Thêm