Thứ ba, 30/04/2024 | 00:38 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 16:30, 02/12/2022

'Thay áo mới' cho vựa cam Cao Phong

HÒA BÌNH Nhờ chuyển dần sang canh tác theo hướng hữu cơ, kiểm soát chất lượng giống, vùng cam Cao Phong (Hòa Bình) đang dần 'hồi sinh' sau giai đoạn bị suy tàn, dịch bệnh tàn phá...

"Hồi sinh" những vùng cam nhờ canh tác hữu cơ

Về vựa cam Cao Phong những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh người người, nhà nhà đang tất bật thu hoạch cam. Một tín hiệu đáng mừng là giá bán cam năm nay được duy trì ở mức cao từ đầu vụ và dự báo sẽ có thể tăng thêm vào giai đoạn cuối vụ.

Theo nhiều hộ dân nơi đây, để có được niềm vui này là do trong vụ cam năm nay, các chủ vườn đã có những chuyển biến rõ rệt trong việc thay đổi hình thức sản xuất để bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong như dừng khai thác, tổ chức lại sản xuất trên những diện tích đã già cỗi; những diện tích trồng mới sử dụng nguồn giống sạch bệnh; canh tác theo các tiêu chuẩn an toàn, hướng hữu cơ, hữu cơ để tạo ra những sản phẩm chất lượng...

IMG_7221

Theo chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX Cam 3T nông sản Cao Phong, canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ đã và đang giúp cam Cao Phong 'hồi sinh', phát triển bền vững. Ảnh: Trung Quân.

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX Cam 3T nông sản Cao Phong (Thị trấn Cao Phong) cho biết: HTX hiện có hơn 20ha cam, sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 300 tấn. Để bảo vệ thương hiệu, nâng sức cạnh tranh và phát triển bền vững cam Cao Phong, không còn con đường nào khác ngoài việc phát triển sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV hoá học, bảo vệ sức khỏe người trồng, khôi phục lại dinh dưỡng trong đất...

Theo chị Thủy, để cho ra những quả cam chất lượng, vấn đề cốt lõi là nguồn cây giống và đất trồng phải tốt. Vì vậy, chị đã thống nhất với các thành viên trong HTX, những diện tích trồng mới phải sử dụng cây đầu dòng ở những cơ sở uy tín, có kiểm định. Bên cạnh đó, hạn chế phân bón hóa học bằng việc sử dụng trứng, đậu tương, cá… ngâm ủ với men vi sinh để bón cho cây.

Đối với những vườn cây sung sức, khép tán thì duy trì thảm cỏ tự nhiên để giữ ẩm cho vườn trong mùa khô, chống xói mòn trong mùa mưa và tạo môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi trong đất cũng như các loài thiên địch...

Đối với những vườn ở thời kỳ đầu kiến thiết thì trồng xen những loại cây ngắn ngày có khả năng bổ sung đạm cho đất như đậu tương, lạc, đậu xanh, vừng... Từ đó, giúp tuổi thọ của cây kéo dài hơn, đất ít bị chai hơn so với vườn trồng chuyên canh.

Với những diện tích cam sau khi thu hoạch, để tăng dinh dưỡng, nâng cao đề kháng cho cây và khả năng ra hoa đậu quả ở vụ sau cao hơn, các hộ tiến hành bón thúc cho cây bằng cách rải lượng phân chuồng hoặc phân trùn quế trên bề mặt chứ không đào xới gây tổn thương tới bộ rễ...

Bà Phạm Thị Hiền ở Khu phố 1 (Thị trấn Cao Phong) cũng không giấu được niềm vui khi 1ha cam đang trong chu kỳ khai thác của gia đình bà sau khi chuyển đổi hình thức canh tác, nay đã bán được giá cao. Bên cạnh đó, 1ha hết chu kỳ khai thác từ năm 2018, sau khi cải tạo đất bằng việc trồng đậu tương, chuối... cũng đang hồi phục nhanh chóng, sẵn sàng để đến đầu năm 2023 bà sẽ xuống giống lứa cam mới.

IMG_7380

Bà Phạm Thị Hiền ở Khu phố 1 (Thị trấn Cao Phong) phấn khởi khi trồng đậu tương, chuối giữa 2 chu kỳ cam đã giúp khôi phục được dinh dưỡng cho đất, cắt đứt mầm bệnh. Ảnh: Trung Quân.   

“Cam lòng vàng hiện đang có giá bán tại vườn 20.000 - 22.000 đồng/kg, có hộ bán tới 25.000 - 30.000 đồng/kg, cam Canh từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Không những thế, việc trồng các loại cây ngắn ngày giúp đất phục hồi được độ màu mỡ, khắc phục hiện tượng chai đất. Đồng thời, việc trồng đậu tương, chuối vừa giúp gia đình duy trì nguồn thu nhập, vừa cung cấp nguyên liệu để ngâm ủ, sản xuất phân bón hữu cơ để sử dụng cho lứa cam trong chu kỳ mới”, bà Hiền Phấn khởi nói.

100% giống cây có múi tái canh phải sạch bệnh

Ông Bùi Văn Dán, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cao Phong cho biết: Năm 2022, diện tích cây ăn quả có múi (CĂQCM) toàn huyện hơn 1.700ha, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2021 (diện tích giảm do một số diện tích cây cam quýt hết chu kỳ kinh doanh, người dân chặt bỏ để thay thế cây mới). Trong đó, diện tích cam là 1.357ha (diện tích cây thời kỳ kinh doanh là 1.328ha); quýt 73ha, chanh hơn 56ha; bưởi hơn 257ha; sản lượng dự kiến trên 20.000 tấn.

Theo ông Dán, hiện nay, để lấy lại vị thế cho cam Cao Phong và phát triển bền vững, huyện Cao Phong đang đẩy mạnh thực hiện Đề án tái canh CĂQCM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

z3930882831751_e38f4d37442abcf326f1d049a6c30dcf

Những vườn cam được canh tác theo hướng hữu cơ đã giúp cải thiện về mẫu mã, chất lượng. Ảnh: Trung Quân.

Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung tái canh CĂQCM trên địa bàn huyện Cao Phong với quy mô khoảng 1.500ha, đưa toàn bộ vùng sản xuất CĂQCM huyện Cao Phong đạt các chỉ tiêu:

- Ít nhất 75% số hộ sản xuất CĂQCM là thành viên của doanh nghiệp, HTX và được giám sát chặt chẽ về quy trình canh tác; đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Bố trí cơ cấu mỗi xã/xóm chỉ có 1 - 2 giống chủ lực để hình thành các vùng trồng thuần loài, đạt yêu cầu quy mô diện tích để được cấp mã số vùng trồng (tối thiểu 10ha/mã số). Đồng thời, đảm bảo cơ cấu các nhóm giống rải vụ cho địa bàn toàn huyện (30% diện tích trồng giống chín sớm; 40% giống chính vụ; 30% giống chín muộn).

- 100% diện tích trồng tái canh được sử dụng nguồn giống sạch bệnh được khai thác từ cây đầu dòng hoặc từ hệ thống nhân giống 3 cấp; cây giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia.

- 100% diện tích đất trồng tái canh được áp dụng gói kỹ thuật cải tạo kết cấu đất và cải thiện độ phì của đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh trước khi trồng tái canh.

- Trong giai đoạn kinh doanh, 100% diện tích của huyện đảm bảo đủ điều kiện về an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó, có trên 85% diện tích được cấp chứng nhận ATTP, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), hữu cơ.

IMG_7119

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong với quy mô khoảng 1.500ha, đặc biệt kiểm soát chất lượng cây giống và giải pháp canh tác theo hướng hữu cơ, bền vững. Ảnh: Trung Quân.

- Huyện cấp được ít nhất 50 mã số vùng trồng và 10 mã số cơ sở đóng gói; ít nhất 10 sản phẩm quả tươi hay sản phẩm sơ chế, chế biến được chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Bên cạnh đó, có ít nhất 70% sản lượng quả tươi được sơ chế đạt yêu cầu, truy xuất được nguồn gốc trước khi đưa ra thị trường và được tiêu thụ thông qua hợp đồng; 10% sản lượng quả tươi được chế biến.

- 100% diện tích trồng CĂQCM tập trung được cung cấp nước tưới chủ động, trong đó, có 60% diện tích được ứng dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Hệ thống giao thông nội đồng được bê tông hóa tại các vùng sản xuất tập trung; 100% diện tích sản xuất tập trung và các cơ sở sơ chế, chế biến được sử dụng điện lưới quốc gia.

Trung Quân

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

BÌNH ĐỊNH Toàn bộ sản phẩm bưởi, hồ tiêu trồng theo hướng hữu cơ của ông Đặng Văn Cấp được HTX Nông nghiệp Thanh Niên Hoài Ân bao tiêu, nhà vườn không phải lo đầu ra…

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm