Thứ sáu, 16/05/2025 | 11:11 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 07:10, 28/10/2015

Hiến kế nâng tầm cam Cao Phong

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã đóng góp những ý kiến để phát triển vùng cam Cao Phong (huyện Cao Phong, Hòa Bình).

Ông Nguyễn Quốc Mạnh (Phó phòng Cây công nghiệp & Cây ăn quả, Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT):

Thế giới đang ưa chuộng những loại quả có múi không hạt. Thực tế cho thấy, những nông sản như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh ít hạt và chanh không hạt xuất khẩu sang châu Âu rất tốt. Còn đối với riêng quả cam, chúng ta chưa có sản phẩm chiến lược để xuất khẩu sang thị trường khó tính.

Diện tích trồng cam không hạt chất lượng cao của chúng ta không nhiều. Ngay cả những loại cam đặc sản vùng miền, ví dụ như cam sành Hà Giang vốn thơm ngon nổi tiếng, nhưng cũng chỉ tiêu thụ được ở trong nước.

Tôi được biết, giống cam đỏ không hạt Cara Cara đã được trồng thử nghiệm thành công ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho giá trị kinh tế rất cao. Năm 2012, giống cam này cũng đã được đưa lên vùng Cao Phong để trồng thử nghiệm, nếu cho kết quả tốt, tỉnh Hòa Bình nên xem xét để mở rộng diện tích.

ThS Phạm Ngọc Lin (Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau quả):

Xác định cơ cấu chủng loại cây có múi nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao năng suất, phẩm chất và có khả năng rải vụ là những định hướng quan trọng mà Hòa Bình đã đặt ra.

Trong giai đoạn tới, nâng cơ cấu diện tích cam chín sớm CS1 lên khoảng 25%, diện tích trồng cam muộn khoảng 35% và giảm diện tích cam chính vụ từ 45% hiện nay xuống 35% vào năm 2020.

Ngoài các giống chủ lực hiện có, cần tăng cường phối hợp với các cơ sở nghiên cứu nhập nội giống có triển vọng để phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm cây ăn quả có múi.

Trọng tâm của công tác tuyển chọn giống cây ăn quả có múi là bình tuyển và phục tráng các giống đặc sản bao gồm cam Xã Đoài, cam V2, cam CS, các giống bưởi Diễn, Tân Lạc, da xanh và một số cây có múi bản địa để làm vật liệu khởi đầu cho công tác nhân giống.

TS Đỗ Hải Hồ (Giám đốc Sở KH&CN Hòa Bình):

Các hộ trồng cam (chủ thể chính tạo nên thương hiệu vùng cam Cao Phong, cũng là những người được hưởng lợi từ chỉ dẫn địa lý Cao Phong) cần nâng cao ý thức tự bảo vệ uy tín, chất lượng cho sản phẩm của mình; gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo vệ danh tiếng của sản phẩm; chủ động quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Phong thông qua việc nâng cao chất lượng đầu vào (như đầu tư mua giống tốt, phân bón tốt); tự đào tạo nâng cao kỹ thuật canh tác sản phẩm theo quy trình đảm bảo VSATTP, tự kiểm soát chất lượng tại chỗ để cam Cao Phong vươn xa hơn nữa.

TS Đỗ Đình Ca (nguyên Trưởng Bộ môn Kiểm soát chất lượng rau quả, Viện Nghiên cứu Rau quả):

Ngoài điều kiện tự nhiên (những yếu tố trời ban), thì có hai thứ tạo nên thành công của vùng cam Cao Phong, đó là việc sử dụng phân hữu cơ thay cho phân bón vô cơ (như trước đây) để tạo nên chất lượng quả cam thơm ngon và đầu tư hệ thống thủy lợi bài bản. Tôi được biết, có những chủ vườn cam bắc đường ống dẫn nước từ những khe suối cách xa 5 km. Đó là những nỗ lực rất đáng ghi nhận.

ThS Bùi Kim Đồng (Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp – Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm):

Chất lượng đặc thù là yếu tố quan trọng của sản phẩm chỉ dẫn địa lý, ưu thế cạnh tranh và quyết định đến sự sống còn của sản phẩm trên thị trường. Nguy cơ suy giảm chất lượng sản phẩm đối với cam Cao Phong có thể xảy ra.

Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý làm tăng hiệu quả kinh tế, người SX vì lý do lợi nhuận có thể sử dụng tem nhãn chỉ dẫn địa lý cho cả những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất làm thay đổi chất lượng đặc thù của sản phẩm. Điều này sẽ làm mất uy tín và danh tiếng của sản phẩm trên thị trường và giảm lượng người tiêu dùng.

Chất lượng đặc thù của cam Cao Phong chỉ duy trì được khi trồng tại vùng bảo hộ. Nếu mở rộng SX ngoài khu vực địa lý được xác định, tính đồng đều về chất lượng đặc thù sẽ không còn được duy trì nữa. Cam là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất tại Cao Phong và đang được mở rộng diện tích, nên thách thức duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm là điều đáng ngại.

Đồng Thái (ghi)

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.

Thanh Hà sẽ tổ chức chuỗi sự kiện mùa vải thiều

Thanh Hà sẽ tổ chức chuỗi sự kiện mùa vải thiều

HẢI DƯƠNG Bắt đầu từ tháng 5, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện mùa vải thiều năm 2025.

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.

Thái Nguyên đặt mục tiêu nâng doanh thu từ chè đạt 1 tỷ USD

Thái Nguyên đặt mục tiêu nâng doanh thu từ chè đạt 1 tỷ USD

Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.

Xem Thêm