Thứ bảy, 12/04/2025 | 21:06 GMT +7
Ban tổ chức trao giải cho các đội đoạt giải trong cuộc thi nấu ăn. Ảnh: Hồ Thảo.
Ngày 12/4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành (xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức Ngày hội thanh trà Bình Minh, xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ăn và thức uống chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của địa phương.
Sự kiện thu hút hàng trăm lượt khách tham quan, thưởng thức các đặc sản đặc trưng của thị xã Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long.
Tham dự ngày hội có đại diện các sở, ngành trong tỉnh, Hội Kỷ lục Việt Nam, Hội Đầu bếp Đồng bằng sông Cửu Long cùng nhiều đơn vị sản xuất, chế biến nông sản.
Theo bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, việc xác lập kỷ lục 135 món ăn từ thanh trà là sự ghi nhận những nỗ lực, sáng tạo của người dân địa phương, góp phần tôn vinh giá trị lao động và làm phong phú đời sống văn hóa, ẩm thực của cộng đồng.
Thanh trà cùng bưởi Năm Roi và tàu hũ ky hiện là những nông sản - thực phẩm chủ lực gắn với hình ảnh và thương hiệu của thị xã Bình Minh. Việc tổ chức Ngày hội Thanh trà lần đầu tiên không chỉ nhằm quảng bá đặc sản địa phương mà còn tạo cơ hội kết nối sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Món ăn và thức uống được chế biến từ trái thanh trà của một đội thi. Ảnh: Trung Phạm.
Sự kiện được kỳ vọng sẽ góp phần đưa xã Đông Thành trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Long, đóng góp vào mục tiêu đón 2,15 triệu lượt khách và doanh thu 1.150 tỷ đồng trong năm 2025 theo nghị quyết Tỉnh ủy Vĩnh Long đề ra.
Trong khuôn khổ ngày hội, nhiều hoạt động được tổ chức như: Hội thi ẩm thực sử dụng nguyên liệu từ thanh trà, không gian trưng bày sản phẩm OCOP, tái hiện chợ quê truyền thống, trình diễn quy trình sản xuất tàu hũ ky – sản phẩm đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.