Thứ năm, 03/04/2025 | 20:24 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 20:24, 03/04/2025

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.

Đường đi mới của nông sản miền núi

Các huyện miền núi Quảng Nam có nhiều lợi thế để sản xuất các loại nông sản chất lượng, cùng với các thổ sản đặc trưng khác. Tuy vậy, từ trước đến nay, hàng hóa chỉ tiêu thụ loanh quanh trong địa phương, chưa được thị trường ngoài huyện, trong tỉnh biết nhiều.

Nhận thấy lợi thế bán hàng rất lớn từ mạng xã hội, năm 2020, chị Hôih Blúi (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã “tập tành” bán hàng với chiếc điện thoại thông minh. Hàng ngày, chị livestream, quay clip giới thiệu sản phẩm ngay tại vườn hoặc nhà bếp đưa lên mạng Facebook, Zalo…

Không chỉ có các loại nông sản tươi như rau rừng, quả dại, dược liệu, chị Blúi còn giới thiệu cơm lam, thịt gác bếp, cháo bắp, ốc nấu sắn – những món ăn truyền thống vốn chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội nay đã trở thành sản phẩm có thể đặt mua qua mạng. 

Chị Lê Thị Lai (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang) livestream bán hàng thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: Lan Anh.

Chị Lê Thị Lai (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang) livestream bán hàng thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: Lan Anh.

“Mình thấy rằng có nhiều món ăn tưởng chừng rất đỗi bình dị, quen thuộc ở đồng bào mình nhưng ở các tỉnh thành khác, những sản phẩm này lại rất xa lạ, khó tìm kiếm. Mình muốn đưa sản vật quê hương tới tay người tiêu dùng khắp các tỉnh thành để họ được trải nghiệm nông sản đúng chuẩn miền núi. Mình quay tất cả quy trình làm, thu mua tận nơi để khách tin tưởng, ngày càng nhiều người đặt mua” chị Hôih Blúi nói.

Không dừng lại ở đó, chị Hôih Blúi còn thường xuyên hướng dẫn cho các chị em trong xã cách để bán hàng trên mạng xã hội cũng như quy trình quay dựng video cơ bản, với mong muốn bất cứ người dân nào cũng có thể tự quảng bá nông sản quê hương. Nhiều chị phụ nữ của huyện Tây Giang đến giờ đã tự tin livestream để quảng bá gạo nếp than, đẳng sâm, cam và sản phẩm từ thổ cẩm đến rộng rãi người xem mạng xã hội. 

"Ban đầu livestream hầu như không có người xem, nhưng sau khi học hỏi cách dẫn dắt, hình ảnh đẹp thì tương tác tăng dần và bắt đầu có người mua sản phẩm", chị Lê Thị Lai (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang) chia sẻ.

Nhận ra hình thức bán hàng trên nền tảng số đang mở ra hướng đi bền vững trong tiêu thụ hàng hóa, chị Alăng Oanh, tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi heo đen (xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, Quảng Nam), cũng đang thay đổi cách bán hàng nhờ chuyển đổi số.

Tập huấn chuyển đổi số cho phụ nữ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Lan Anh.  

Tập huấn chuyển đổi số cho phụ nữ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Lan Anh.  

Với hơn 10 thành viên, tổ hợp tác từng chỉ bán heo đen quanh vùng. Nhưng từ khi chị Oanh biết dùng Facebook, Zalo làm “kênh bán hàng chính”, đơn hàng đã đến từ cả Đông Giang, Tây Giang, Hội An và thành phố Đà Nẵng.

“Có người nhắn tin đặt mua cả tháng, có nhà hàng đặt 3-5 con/lần. Họ thấy mình đăng bài thường xuyên, có quy trình nuôi sạch, nên rất tin tưởng”, chị Alăng Oanh thông tin.

Cần trợ lực để nông sản miền núi đi xa

Theo bà Bríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang, để hỗ trợ người dân làm quen với phương thức bán hàng trực tuyến, trong đó có bán hàng qua kênh livestream, hội đã tổ chức Ngày hội phụ nữ livestream trực tuyến tại xã Bhalêê, thu hút hàng trăm lượt tương tác. Người mua hàng rất thích nông sản miền núi vì chủ yếu là rau, củ, quả sạch được đồng bào canh tác hữu cơ thuận tự nhiên và được mua trực tiếp.

“Thời gian tới chúng tôi khuyến khích Hội Liên Hiệp phụ nữ các xã phát triển nhân rộng kênh bán hàng qua hình thức livestream, từ đó có thể lan tỏa hình ảnh, chất lượng, giá trị sản phẩm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương. Qua đó, không chỉ nâng cao thu nhập cho chị em mà còn quảng bá văn hóa, giữ gìn nghề truyền thống”, bà Bríu Thị Nem cho hay.

Bà A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nam Giang chia sẻ, gần như 100% xã, thị trấn của huyện Nam Giang nay đã phủ sóng 4G, wifi giúp bà con dễ dàng tiếp cận công nghệ. Hội Phụ nữ huyện đã thành lập gần 100 nhóm Zalo, Facebook với hơn 3.730 thành viên tham gia để trao đổi kinh nghiệm, mua bán sản phẩm, kết nối cung cầu.

Trước đây phải gùi hàng đi chợ, giờ chỉ cần đưa lên mạng là có người đặt mua. Từ đó thu nhập của chị em cũng tăng đáng kể, từng bước cải thiện cuộc sống và tiến đến thoát nghèo ”, bà A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Giang nói.

Phụ nữ Cơ Tu ở Quảng Nam tiếp cận với nền tảng số để đưa nông đặc sản miền núi vươn xa. Ảnh: Lan Anh

Phụ nữ Cơ Tu ở Quảng Nam tiếp cận với nền tảng số để đưa nông đặc sản miền núi vươn xa. Ảnh: Lan Anh

Tuy nhiên, để sản phẩm vùng cao thật sự đứng vững trên thị trường, vào được các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi…., cần có những hỗ trợ bước đầu cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số như: Hướng dẫn đóng gói đúng chuẩn, hỗ trợ đăng ký mã QR, mã vạch, xây dựng thương hiệu, đăng ký OCOP hoặc tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. 

Bên cạnh đó, hỗ trợ trong khâu vận chuyển hàng hóa từ miền núi đến điểm tiêu thụ; đẩy mạnh các chương trình kết nối cung cầu các sản phẩm nông sản miền núi Quảng Nam với các đơn vị bán lẻ, chuỗi cửa hàng nông sản sạch..

Lan Anh

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Mắm Lê Gia là niềm tự hào xứ Thanh

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Mắm Lê Gia là niềm tự hào xứ Thanh

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.

Hương vị Tết của đồng bào Tày, Nùng ở Bình Phước

Hương vị Tết của đồng bào Tày, Nùng ở Bình Phước

Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.

'Báu vật xanh' giữa đại ngàn sương phủ

'Báu vật xanh' giữa đại ngàn sương phủ

Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.

Xem Thêm