Thứ sáu, 22/11/2024 | 17:14 GMT +7
là vựa vải thiều lớn nhất cả nước, Bắc Giang có gần 30.000ha trồng vải thiều. Năm 2023, sản lượng vải thiều toàn tỉnh ước đạt 180.000 tấn.
Để thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung vào nội dung xây dựng một số mô hình sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn hữu cơ, từ năm 2022, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã phối hợp với các địa phương, các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học và Công ty Cổ phần New AG. Technologies Việt Nam (Công ty New AG) tổ chức xây dựng mô hình điểm sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ tại huyện Tân Yên và Lục Ngạn.
Tiếp nối kết quả của 2 mô hình đã triển khai từ vụ vải năm 2022, năm 2023, Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang đã tiếp tục phối hợp với Công ty New AG hỗ trợ triển khai mô hình sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ tại xã Quý Sơn (huyện Lục Ngạn) nhằm tiến tới sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ, có chứng nhận. Qua đó, sẽ góp phần mở rộng, lan tỏa tinh thần sản xuất vải thiều nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung tại vùng vải thiều Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang theo hướng sinh thái, bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Vụ vải năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Loan là một trong số những hộ tham gia mô hình canh tác vải theo hướng hữu cơ của Tổ hợp tác sản xuất vải thiều xã Quý Sơn (huyện Lục Ngạn) với diện tích 1ha. Trong suốt quá trình sản xuất, hộ bà Loan cũng như các thành viên trong Tổ hợp tác đều được Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang cũng như chuyên gia của Công ty Cổ phần New AG hướng dẫn cụ thể về quy trình kỹ thuật từ cách bón phân hữu cơ vi sinh, sử dụng chế phẩm sinh học đến chăm sóc, tưới nước cho cây vải.
“Do tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn về sản xuất hữu cơ của các cơ quan, đơn vị chuyên môn, lợi ích đầu tiên mà người trồng vải như chúng tôi thấy là sức khỏe được đảm bảo hơn trước. Về năng suất và chất lượng, so với mọi năm, quả vải năm nay rất đanh, đẹp mã và sai quả. Ngay cả những thương lái đến thu mua cũng đều phải công nhận chất lượng quả vải vượt trội hơn hẳn so với các hộ trồng theo quy trình đại trà tại địa phương”, bà Loan phấn khởi chia sẻ.
Nhớ lại khoảng thời gian đầu sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ, ông Vũ Văn Mến, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất vải thiều xã Quý Sơn cho biết, khi mới triển khai, bà con đều lo lắng quả vải sẽ bị nhỏ, chất lượng quả bị ảnh hưởng, từ đó khó tiêu thụ. Thế nhưng giờ đây, những công sức của bà con đã ra trái ngọt. Cầm những chùm vải to đều, đỏ au và căng mọng nước trên tay, ông Mến càng thêm tự hào vì đã tiên phong dẫn dắt bà con đi đúng hướng.
“Năm nay là năm thứ 2 tôi bón phân hữu cơ vi sinh thế hệ mới do Công ty Cổ phần New AG nhập khẩu và cung ứng cho vườn vải. Lợi ích lớn nhất mà người sản xuất nhận được là không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, sức khỏe được đảm bảo, nguồn nước cũng như môi trường không bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, đất tại những khu vườn được bón phân hữu cơ ngày càng tơi xốp, giun dế đùn lên rất nhiều chứng tỏ đất đã được cải tạo rất nhiều so với việc sử dụng phân bón vô cơ như trước kia”, ông Vũ Văn Mến, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất vải thiều xã Quý Sơn chia sẻ.
Sau 2 năm triển khai các mô hình sản xuất vải theo hướng hữu cơ với sự phối hợp của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang, Công ty Cổ phần New AG. Technologies Việt Nam và các nông dân, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các chuyên gia và nông dân đều đánh giá rất cao những kết quả mà mô hình mang lại, đặc biệt là về mặt cải thiện môi trường sinh thái trong vùng canh tác vải, thay đổi nhận thức của nông dân theo hướng thân thiện với môi trường, sản xuất bền vững, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là các thị trường có yêu cầu kỹ thuật và giá trị cao.
Với mô hình vườn vải hữu cơ tại xã Quý Sơn (huyện Lục Ngạn), vụ vải năm nay, kết quả lấy mẫu phân tích chỉ tiêu về chất lượng, mẫu mã đều đạt các yêu cầu để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Cụ thể, độ ngọt đạt 21 độ brix (so với yêu cầu chuẩn là 19 độ brix), vải có mẫu mã đẹp, đều, vỏ cứng... Các chỉ tiêu phân tích đa dư lượng trên quả vải do Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang thực hiện đều cho kết quả đạt các yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản....
"Những kết quả đó đã thể hiện rõ nét hiệu quả của bộ sản phẩm hữu cơ, trong đó có những sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh được trực tiếp xử lý dành riêng cho cây vải. So với những khu vườn canh tác theo hướng vô cơ trước đây, rõ ràng sức mạnh sinh học đã chiếm ưu thế và vượt trội hơn hẳn", TS Ngô Hồng Bình, Giám đốc kỹ thuật Công ty Cổ phần New AG đánh giá.
Ông Bình cho biết, việc sử dụng những sản phẩm phân bón hữu cơ của người dân rất đơn giản, không đòi hỏi yêu cầu phức tạp về kỹ thuật. Đặc biệt, chỉ sau một thời gian ngắn, hiệu lực của phân bón hữu cơ đã được thể hiện rõ rệt trên sức khỏe của cây vải.
“Trước đây, khi tiến hành khảo sát địa phương, chúng tôi thấy những cây vải nơi đây đều thiếu và mất cân đối dinh dưỡng. Tuy nhiên chỉ sau 20 ngày bón phân hữu cơ, bộ lá và khả năng sinh trưởng của cây đã được cải thiện hơn nhiều”, TS Ngô Hồng Bình cho hay.
TS Bình cho biết, Công ty Cổ phần New AG sẽ tiếp tục lấy mẫu đất, mẫu quả vải tại mô hình để phối hợp với các cơ quan chuyên môn, viện nghiên cứu nhằm qua đó đánh giá chất lượng của bộ sản phẩm hữu cơ cũng như hiệu quả của việc sử dụng bộ sản phẩm hữu cơ cho cây vải.
“Chúng ta có thể xác định cụ thể việc bón phân hữu cơ sẽ cho năng suất và chất lượng như thế nào so với canh tác theo lối truyền thống trước kia. Từ đó chúng tôi sẽ có hướng tư vấn về mặt kỹ thuật sát hơn, hiệu quả hơn nữa cho bà con và địa phương”, TS Ngô Hồng Bình cho biết.
TS Ngô Hồng Bình cũng cho biết thời gian tới, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với địa phương và nông dân, Công ty sẽ có chính sách hỗ trợ, giảm hơn nữa giá bán các sản phẩm phân bón hữu cơ cung ứng cho nông dân nhằm hạ chi phí sản xuất để bà con yên tâm sản xuất vải thiều hữu cơ đạt tiêu chuẩn.
Cũng theo TS Bình, qua tính toán, có thể thấy khó khăn hiện nay là chi phí trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn cao hơn so với sản xuất truyền thống. Điển hình là đầu tư về vật tư, công chăm sóc của người dân hay chi phí vận hành hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu... cao hơn so với sản xuất truyền thống.
“Một trong những giải pháp về kỹ thuật để giảm giá thành sản xuất mà chúng tôi hỗ trợ cho người dân là hướng dẫn lượng phân bón phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sinh trưởng, phát triển, đảm bảo năng suất và chất lượng cho cây trồng, đặc biệt trên cây vải, vốn là cây trồng rất khó tính so với những cây trồng khác”, TS Ngô Hồng Bình cho hay.
Ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang cho rằng, với mục đích lan tỏa, thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân và nâng cao chất lượng quả vải thiều, việc sản xuất vải hữu cơ là mô hình mới và khó triển khai.
Chính vì vậy, để người dân vững tin trong hành trình phát triển mô hình vải thiều hữu cơ, Chi cục đã hỗ trợ 50% phân bón hữu cơ cho bà con tham gia mô hình. Ngoài ra, Chi cục cũng sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho các chủ hộ.
“Để mô hình đạt hiệu quả cao, Chi cục đã phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp với huyện Lục Ngạn lựa chọn những hộ đủ điều kiện tham gia, hướng dẫn bà con tuân thủ chặt chẽ theo các quy trình kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh và tỉa cành, tưới nước đảm bảo theo các tiêu chuẩn hữu cơ”, ông Đặng Văn Tặng thông tin.
HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có từ đó. Tuy nhiên nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được.
ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.
QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.
HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.