Thứ bảy, 18/05/2024 | 23:41 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 06:00, 30/09/2022

Quản lý theo chuỗi quá khó?

Mỗi năm 783 nhà thùng trong cả nước cung cấp cho thị trường 250 triệu lít nước mắm - hải vị làm từ cá và muối. Đạt được kết quả đó có gì phức tạp?
Nước mắm Khải Hoàn tham gia Hội chợ Sức khỏe và dinh dưỡng do Hội DN HVNCLC.Ảnh: Ngọc Bích

Nước mắm Khải Hoàn tham gia Hội chợ Sức khỏe và dinh dưỡng do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức. Ảnh: Ngọc Bích.

Ngư trường và tài nguyên biển không còn như xưa, chi phí khai thác biển ngày càng lớn đang là thách thức đối với các nhà sản xuất có quy mô nhỏ và vừa. Nước mắm truyền thống còn phải đối mặt với nhiều khó khăn từ những chiêu thức cạnh tranh không minh bạch, nên ngoài việc đã mất quá nhiều công sức trong việc duy trì sản xuất ổn định, các nhà thùng còn phải đối phó với thách thức từ thương trường.

“Phát triển nghề truyền thống rất cực”, bà Hồ Kim Liên, người xây dựng thương hiệu Nước Mắm Khải Hoàn và hiện là Chủ tịch Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam chia sẻ. Đối với nước mắm Phú Quốc - thương hiệu quốc gia - là món không thể thiếu trong những bữa ăn, là văn hóa tiêu dùng gắn với nhu cầu chế biến rất đa dạng, sành điệu; nhưng thời gian ủ chượp dài ngày nên thách thức muôn thuở là chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất bao giờ cũng rất lớn, thời gian thu hồi vốn lại kéo dài.

Nước mắm Khải Hoàn trải qua 3 thế hệ cha truyền con nối tại đảo ngọc Phú Quốc, được bà Liên duy trì truyền thống chữ tín. Chuẩn mực chính là uy tín. “Sản xuất theo sự ưa thích, hợp với thói quen lâu đời của người Việt Nam, cam kết đúng chuẩn mực chính là uy tín. Người sản xuất, kinh doanh phải có tầm, có tâm thì mới giữ được giá trị sản phẩm truyền thống. Sản phẩm truyền thống dứt khoát không được sử dụng hóa chất để đánh lừa vị giác”, bà Liên nhấn mạnh.

Nước mắm Khải Hoàn đã được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Năm 2019, Nước mắm Khải Hoàn được chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập. Hiện nay, Khải Hoàn có 700 thùng ủ chượp, sức chứa từ 12 tấn đến 15 tấn mỗi thùng, sản lượng nước mắm thành phẩm từ 4 - 6 triệu lít/năm. Sản phẩm truyền thống mang tính chất hiện đại đòi hỏi hệ thống sản xuất đạt chất lượng quốc tế HACCP CODEX 2020, HALAL, FDA, ISO 22000… Nguyên liệu cá cơm đánh bắt từ ngư trường Kiên Giang, Cà Mau, vịnh Thái Lan được ướp muối ngay trên tàu theo đúng tỷ lệ, sau đó được ủ chượp trong thùng gỗ từ 12 - 15 tháng (gỗ bời lời, dên dên - dùng nhựa cây gỗ dầu mít trét kín các đường nối), hệ thống dây chuyền đóng chai bán tự động được kiểm tra nghiêm ngặt.

Khu ủ chượp của Khải Hoàn. Ảnh: Nguyễn Mộng.

Khu ủ chượp của Nước mắm Khải Hoàn. Ảnh: Nguyễn Mộng.

Quản lý theo chuỗi, từ việc đánh bắt, ủ chượp, thành phẩm, đóng chai được kiểm soát theo nguyên tắc bảo đảm chất lượng từng khâu để có sản phẩm tốt nhất tới người tiêu dùng. Doanh nghiệp đã xây dựng đội tàu 26 chiếc khai thác cá cơm để chủ động được nguồn nguyên liệu có chất lượng phục vụ chế biến, nhưng sau đó là 10 năm kiên trì áp dụng và vận hành tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất để sản phẩm truyền thống an toàn - chất lượng. Ở đất liền, Khải Hoàn đưa hàng về nông thôn vùng sâu, vùng xa, hệ thống phân phối phủ đều các chợ xã. Các nhà phân phối, điểm bán lẻ được yêu cầu bán một giá. Tại Phú Quốc, Khải Hoàn xây dựng 2 điểm bán hàng tại nơi sản xuất với phong cách vừa truyền thống vừa hiện đại đón du khách tham quan mua sắm và hiểu thêm làng nghề nước mắm ngoài đảo xa.

Theo bà Liên, bài học rút ra từ khi tham gia vào đội ngũ Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập là: Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập phù hợp với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập, nhờ đó Khải Hoàn luôn nhớ việc tuân thủ, đảm bảo tiêu chuẩn và thấy mình được thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường khó tính như Mỹ, EU và một số nước châu Á. Muốn ổn định lâu dài thì phải làm đúng tiêu chuẩn, giữ chữ tín với người tiêu dùng dù họ ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Ngọc Bích

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến năm 2025 tỉnh này phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xem Thêm