Chủ nhật, 10/11/2024 | 01:49 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 11:39, 16/05/2024

Hà Tĩnh đặt mục tiêu diện tích sản xuất hữu cơ chiếm 2 - 2,5%

UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 15/5 đã có quyết định phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệphữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030.

Theo đó, Hà Tĩnh đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2 - 2,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 2% tổng diện tích trồng trọt với các cây trồng chủ lực lúa, rau các loại, cây ăn quả... với quy mô 2.500ha. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ khoảng 2% trên tổng sản phẩm chăn nuôi với các sản phẩm có tiềm năng lợi thế như mật ong, nhung hươu, thịt các loại (lợn, bò, dê, gia cầm…). Diện tích nuôi tôm hữu cơ đạt khoảng 2 - 3% tổng diện tích nuôi tôm với sản phẩm chủ yếu là tôm sú. Giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt hữu cơ cao gấp 1,7 - 2 lần so với phi hữu cơ.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ của Hà Tĩnh những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ của Hà Tĩnh những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Mục tiêu 2.500ha trồng trọt canh tác hữu cơ

Về định hướng lựa chọn vùng, đối tượng để chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa:

- Vùng trồng trọt: Ưu tiên lựa chọn các vùng sản xuất đã có sản phẩm chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt, lựa chọn các loại cây trồng có lợi thế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường để sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Lựa chọn các vùng sản xuất phù hợp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, ưu tiên phát triển các vùng sản xuất đã có sản phẩm chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đã có các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ... có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi phù hợp với đối tượng cây trồng chủ lực (lúa gạo, rau các loại, cây ăn quả, chè…) để thực hiện chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ.

Tổng diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ lĩnh vực trồng trọt đến năm 2030 đạt khoảng 2.500ha, trong đó: Vùng sản xuất lúa hữu cơ, diện tích canh tác khoảng 1.350ha, tập trung tại các địa phương như Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... Vùng sản xuất rau, quả hữu cơ, diện tích canh tác khoảng 100ha, tập trung tại các địa phương như Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ diện tích canh tác khoảng 800ha, tập trung tại các địa phương như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc… Vùng sản xuất chè hữu cơ diện tích khoảng 250ha, tập trung tại Sơn Kim 2, Sơn Tây (huyện Hương Sơn); Hương Trà (huyện Hương Khê); Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh).

Hà Tĩnh đặt mục tiêu tổng diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ lĩnh vực trồng trọt đến năm 2030 đạt khoảng 2.500ha. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu tổng diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ lĩnh vực trồng trọt đến năm 2030 đạt khoảng 2.500ha. Ảnh: Ánh Nguyệt.

- Vùng chăn nuôi: Lựa chọn xây dựng các mô hình chăn nuôi hữu cơ, theo hướng hữu cơ, chăn nuôi theo tiêu chuẩn quy chuẩn, chăn nuôi an toàn với các loại vật nuôi như lợn, bò, gia cầm, huơu, ong, dê... Ưu tiên lựa chọn các cơ sở chăn nuôi, trang trại chăn nuôi gắn với các vùng sản xuất phù hợp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, ưu tiên phát triển các vùng sản xuất đã có cây thức ăn (rau xanh, cỏ, lúa, ngô…) làm nguồn nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi.

Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, theo hướng hữu cơ, chăn nuôi tiêu chuẩn, chăn nuôi an toàn đạt khoảng 2% tổng sản phẩm chăn nuôi vào năm 2030. Trong đó, chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, hữu cơ, đạt tiêu chuẩn, an toàn tập trung tại các địa phương như Cẩm Xuyên, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh..

Chăn nuôi bò theo hướng hữu cơ, hữu cơ, đạt tiêu chuẩn gắn với các vùng trồng trọt hữu cơ (trồng cỏ, trồng lúa, trồng ngô…) tạo vùng nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi, tập trung tại các địa phương như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh…

Chăn nuôi gia cầm theo hướng hữu cơ, hữu cơ tập trung phát triển tại các vùng đồi như Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc… gắn với vùng sản xuất trồng trọt (ngô, lúa) hữu cơ, tạo mô hình chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ; tạo chuỗi chăn nuôi gà thịt hữu cơ, trứng gà hữu cơ.

Chăn nuôi hươu, dê theo hướng hữu cơ, hữu cơ tập trung phát triển tại Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Kỳ Anh…, những vùng có lợi thế về phát triển các loại vật nuôi, nguồn thức ăn phong phú.

Chăn nuôi ong mật theo hướng hữu cơ, hữu cơ tập trung phát triển tại Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc…, những vùng có lợi thế về nguồn thức ăn cho ong, diện tích vườn, rừng rộng lớn; định hướng chăn nuôi ong tạo sản phẩm mật ong hữu cơ, gắn với du lịch sinh thái vùng Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Hà Tĩnh có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển nuôi ong mật theo hướng hữu cơ. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Hà Tĩnh có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển nuôi ong mật theo hướng hữu cơ. Ảnh: Ánh Nguyệt.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Lựa chọn xây dựng các vùng nuôi tôm hữu cơ, ưu tiên phát triển các vùng sản xuất đã có sản phẩm chứng nhận VietGAP hoặc có các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ.... để thực hiện chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ.

Tổng diện tích nuôi tôm hữu cơ đến năm 2030 đạt khoảng 2 - 3% tổng diện tích nuôi tôm (khoảng 75ha), chủ yếu là tôm sú, tập trung tại các vùng nuôi ao đất trên địa bàn các huyện, thị xã ven biển và TP Hà Tĩnh...

Xây dựng 60 mô hình nông nghiệp hữu cơ

Để triển khai thực hiện Đề án, Hà Tĩnh sẽ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị làm nơi tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. Cụ thể:

- Trồng trọt: Xây dựng 20 mô hình, gồm 5 mô hình sản xuất lúa (10 - 20ha/mô hình) tại các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; 4 mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, nuôi rươi (trên 2ha/mô hình) tại Đức Thọ, TP Hà Tĩnh, Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh; 4 mô hình trồng cây ăn quả (từ 5 - 10ha/mô hình) tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc; 4 mô hình sản xuất rau (5.000 - 10.000m2/mô hình) tại các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Đức Thọ; 3 mô hình sản xuất chè (3 - 5ha/mô hình) tại các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê.

Hà Tĩnh sẽ dành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và xây dựng các mô hình để lan tỏa sản xuất hữu cơ trong giai đoạn tới. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Hà Tĩnh sẽ dành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và xây dựng các mô hình để lan tỏa sản xuất hữu cơ trong giai đoạn tới. Ảnh: Ánh Nguyệt.

- Chăn nuôi: Xây dựng các mô hình chăn nuôi hữu cơ, theo hướng hữu cơ, thực hiện hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ với 35 mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ, gồm: 20 mô hình chăn nuôi lợn (10 - 100 con/mô hình); 5 mô hình chăn nuôi bò (10 - 50 con/mô hình); 10 mô hình chăn nuôi gia cầm (100 - 1.000 con/mô hình); 5 mô hình chăn nuôi hươu (quy mô 10 - 50 con/mô hình); 5 mô hình chăn nuôi dê (quy mô 10 - 50 con/mô hình) và 5 mô hình nuôi ong mật (quy mô 10 - 100 đàn/mô hình).

- Nuôi trồng thủy sản: Xây dựng, thực hiện các mô hình tôm sú quảng canh cải tiến hữu cơ, thực hiện hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ (5 mô hình với quy mô 1ha/mô hình).

Ánh Nguyệt

Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả 17ha, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả 17ha, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

THANH HÓA Bà Sanh mất hơn 30 năm cải tạo vùng đồi cằn thành những vườn cây ăn quả trù phú, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 - 400 quả

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 - 400 quả

BÌNH DƯƠNG HTX Tân Mỹ nổi bật trong ứng dụng công nghệ cao trồng bưởi hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

THÁI NGUYÊN Để tăng giá trị sản phẩm, phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, HTX Trà Cao Sơn đang chuyển đổi phương thức sản xuất chè sang hữu cơ.

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

BÌNH PHƯỚC Cây măng tre canh tác hữu cơ rất dễ vì gần như chẳng có sâu bệnh hại, không phải dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, chỉ cần chú trọng bón phân hữu cơ.

Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

HÒA BÌNH Bà Bùi Thị Thượng - nông dân ở xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc) vẫn còn nhớ như in chuyện mình được đi Ý hai lần để dự hội nghị hữu cơ thế giới.

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

KON TUM Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, ông Bùi Văn Quyển còn chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo vệ sức khỏe gia đình, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Xem Thêm