Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 06:25, 21/01/2022

Nông trại thời hội nhập

Tiêu chuẩn yêu cầu tỉ lệ các loại phân bón sử dụng cho cây phải cân đối, cần kiến thức và kinh nghiệm về dinh dưỡng cây, cách sử dụng phân bón…
Meet more là nhãn hàng cà phê chuẩn mực, nhiều thành công, đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập năm 2020. Ảnh: BSA.

Meet more là nhãn hàng cà phê chuẩn mực, nhiều thành công, đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập năm 2020. Ảnh: BSA.

Nguyễn Thùy Linh tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học của trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt và là một trong số ít thanh niên khởi nghiệp được tỉnh đoàn Lâm Đồng vinh danh. Cô có một nhà trồng dâu tây 1.000m2 theo phương pháp truyền thống, rất nghiêm túc trong việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thực hành nông nghiệp tốt. Vấn đề của Linh là vụ dâu đầu tiên khá ổn, nhưng từ vụ thứ hai trái nhỏ dần.

Quang tốt nghiệp trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, làm kỹ thuật điện cho công ty Điện Quang 2 năm, sau đó nghỉ việc để coi sóc 5ha rẫy cà phê của gia đình và họ hàng. Xưa nay, việc phơi cà phê nguyên trái (berry) tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian, anh đầu tư máy đánh dập để tách vỏ và nhân cà phê ngay sau khi thu hoạch, thời gian phơi giảm xuống còn một nửa.

Đang mùa thu hoạch cà phê nên sân phơi của Quang như tấm thảm xanh - đỏ - đen giữa ngút ngàn rừng núi rất nên thơ. Vấn đề của anh là xanh đỏ lẫn lộn nên chất lượng cà phê nhân (coffee bean) không tốt. Phân loại thì đại lý cũng không mua giá cao hơn, họ cứ trộn lẫn các nguồn cung thì có trời mới biết cà phê rẫy “Quang bơ” (tên thường gọi) ngon hay dở!

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có tiêu chuẩn nào giúp Linh trồng  dâu trái to, đẹp? Còn Quang bán được cà phê nhân giá tốt hơn nếu anh phân loại? Tương tự, trong một lớp tập huấn chia sẻ tiêu chuẩn LocalGAP cho một hợp tác xã xoài ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, một nhà vườn nói hàng ra chợ không xài phân, thuốc, trái nhỏ và xấu, người tiêu dùng có chịu mua không? Có cách nào giúp nhà vườn trồng được trái xoài đẹp mà vẫn an toàn không?

Cả Linh và Quang và các bác trong hợp tác xã ở Đồng Tháp, giờ đây hiểu rằng muốn trồng được trái dâu, trái xoài to đẹp mà vẫn an toàn trước hết phải cân đối dinh dưỡng cho cây và kiểm tra sức khỏe của đất. Ngay từ đầu vụ, các mẫu đất phải được phân tích, rồi tính toán việc xử lý và liều lượng phân bón từng loại. Còn kinh nghiệm nhà nông thì quan sát cây, màu lá để quyết định bón phân, xịt thuốc, thử cái này không xong thì thử cái khác, thậm chí mua nhiều loại phối trộn như một nhà bào chế đầy “ma thuật”.

Khoảng trống giữa việc lấy mẫu đất và phân tích ở phòng thí nghiệm tới suy nghĩ về tiêu chuẩn đối với nông dân trên thực tế là quá lớn, quá xa. Nông dân lại không quen mang mẫu đất tới phòng thí nghiệm, trả phí lấy kết quả nên cứ tự quyết định. Hơn nữa, họ không yên tâm giao mọi thứ cho kỹ sư mới “ra ràng". Trong nhà có con đi học về còn chưa dám giao khoán dù chỉ một vụ, sao dám giao cho người khác?

Để làm thành công các quy chuẩn, vấn đề này nhất thiết phải được giải quyết. Tiêu chuẩn yêu cầu tỉ lệ các loại phân bón sử dụng cho cây phải cân đối, cần kiến thức và kinh nghiệm về dinh dưỡng cây, cách sử dụng phân bón. Khi thị trường phân bón có rất nhiều loại, thích ứng từng thời gian sinh trưởng, ra hoa, kết trái… thật giả lẫn lộn thì càng cần có ý kiến của các chuyên gia và cam kết từ các doanh nghiệp uy tín.

Vậy còn phân loại cà phê - liệu có dẫn đến giá bán tốt hơn?

Tiêu chuẩn có điều khoản liên quan đến chia tách và chống gian lận, nông dân được yêu cầu khai báo đã bán cho những ai, không phải để cấm mà để hiểu được trong số các khách hàng hiện có, ai sẽ phải chịu rủi ro nhiều hơn! Việc này giúp cho họ xác định ưu tiên cho các khách mua hàng khác nhau và có đối sách phù hợp trong việc bảo vệ thu nhập và uy tín cho chính mình. Làm tiêu chuẩn phải ghi nhớ đi đôi với đánh giá bán hàng hiện tại còn phải tìm kiếm các nhà mua hàng đáng tin cậy hơn.

Đây là ghi nhận từ chuyến thăm các nông trại vào những ngày cuối năm 2021 để thấy rằng còn quá nhiều việc để thúc giục chuyển đổi.

Sản phẩm giá trị tăng thêm ' Ba Khánh' đạt chứng nhận HVNCLC – CHN được trưng bày tại Festival lần thứ V – Vĩnh Long. Ảnh: BSA.

Sản phẩm giá trị tăng thêm “ Ba Khánh” đạt chứng nhận HVNCLC – CHN được trưng bày tại Festival lần thứ V – Vĩnh Long. Ảnh: BSA.

Ba Khánh, thực phẩm tươi nâng tầm gạo Việt

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu ăn uống trong nhà cũng thay đổi, các loại bún, bánh phở... chế biến nhanh, gọn, nhưng đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩmđược ưu chuộng hơn. Bữa ăn gia đình vì vậy cũng đa dạng và tăng thêm khẩu vị trong những ngày giãn cách xã hội.

Và các sản phẩm bún tươi, bánh phở, bánh canh gạo, bún bò Huế được sản xuất từ cơ sở Ba Khánh, tỉnh Vĩnh Long là một sự lựa chọn ưu tiên.

Vì sao lại chọn sản phẩm của Ba Khánh? Gạo nguyên liệu được thu mua từ các hộ nông dân có kiểm soát chất lượng đầu vào chặt chẽ, nguồn nước được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Phương châm của cơ sở sản xuất bún phở tươi Ba Khánh: “Thực Phẩm Tươi Ngon - Sạch - An Toàn, cam kết không sử dụng các hóa chất độc hại”. Nói là cơ sở sản xuất, nhưng Ba Khánh đã đầu tư với quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại để thực hiện các công thức truyền thông lâu đời nên nhiều nơi tin dùng.

Thực ra, từ năm 1994, Ba Khánh đã là thương hiệu được ưa chuộng với nhiều sản phẩm đa dạng như bún tươi, bánh phở, bánh canh, bún bò Huế… nhưng cơ sở vẫn tìm tới Trường Đại học Cần Thơ nhờ tư vấn cách kéo dài thời gian bảo quản và nhiều nơi khác để lắp đặt dây chuyền tân tiến hơn. Vẫn chưa đủ, Ba Khánh muốn nâng tầm thực phẩm tươi truyền thống từ hạt gạo Việt bằng phương pháp quản lý sản xuất theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018; An toàn từ việc không sử dụng hóa chất độc hại, bao bì an toàn 2 lớp. Thành phẩm được đóng gói với nhiều cỡ trọng lượng, sản phẩm có nhiều cách để bảo quản, thời hạn dùng vừa đủ lâu để tiện dụng cho người tiêu dùng.

Ngày 17/12, tại diễn đàn Mekong Connect 2021, Ba Khánh vinh dự là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm thực phẩm tươi truyền thống ở Vĩnh Long đã đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập ngành Thực phẩm năm 2021. Với tiêu chuẩn này, Ba Khánh tự hào với phương châm và chất lượng sản phẩm giá trị gia tăng cho gạo Việt tại Festival lúa gạo lần thứ V vừa qua.

Trong quá trình hoạt động, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và an toàn để phát triển vững bền, cơ sở Ba Khánh còn đạt các cúp vàng, huy chương, danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và đặc biệt là sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao.

PHƯỚC CHÂU - BSAS

KIM THANH

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm