Chủ nhật, 18/05/2025 | 04:03 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 18:23, 06/05/2024

Nông dân xứ Lạng chưa mặn mà sản xuất rau hữu cơ

Hiện nay, nông dân tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa mặn mà với việc chuyển đổi và mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ do chi phí sản xuất lớn, tiêu thụ khó khăn.
Hiện diện tích trồng rau an toàn, rau hữu cơ ở Lạng Sơn mới chỉ đạt 78ha. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện diện tích trồng rau an toàn, rau hữu cơ ở Lạng Sơn mới chỉ đạt 78ha. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tỉnh Lạng Sơn hiện có trên 9.000ha rau các loại, sản lượng hàng năm đạt trên 31.000 tấn. Thời gian qua, các HTX và người dân trên địa bàn tỉnh đã thực hiện sản xuất rau an toàn, được cấp giấy chứng nhận VietGAP, hữu cơ, tuy nhiên, diện tích mới chỉ có 78ha.

Có thể nói, việc phát triển, mở rộng quy mô sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ cũng như liên kết tiêu thụ còn gặp khó khăn. Các chủ thể sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình. Trong khi đó, chi phí để đầu tư sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, rau hữu cơ lớn và phải đồng bộ từ khâu cải tạo đất, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo đúng tiêu chuẩn, ghi chép nhật ký hàng ngày. Bên cạnh đó, để đạt được chứng nhận VietGAP, hữu cơ thì chủ thể sản xuất phải thuê đơn vị tư vấn hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận. 

Đơn cử như ở huyện Văn Quan, diện tích trồng rau các loại trên địa bàn huyện đạt hơn 1.200ha, sản lượng ước đạt 9.500 tấn/năm. Năm 2018, huyện có 1 HTX sản xuất rau an toàn với diện tích 3,5ha. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư lớn, khó khăn về đầu ra, đến năm 2023, HTX không còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Quan không có diện tích sản xuất rau an toàn, người dân chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. 

Gia đình bà Lăng Thị Huệ (xã An Sơn, huyện Văn Quan) đã trồng rau nhiều năm, mỗi năm luôn duy trì diện tích khoảng 5 sào rau cải ngồng. Thời gian qua, bà Huệ được cán bộ Phòng NN-PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, việc sản xuất rau của gia đình chủ yếu theo mùa vụ, diện tích ít.

"Do chi phí sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ lớn, trong khi đến vụ thu hoạch tôi không biết rau được hay mất giá. Hơn nữa, phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nên nhiều năm qua tôi vẫn sản xuất rau theo cách truyền thống", bà Huệ chia sẻ.

Đáng chú ý, giá rau an toàn, rau hữu cơ cao hơn so với rau sản xuất theo hướng truyền thống nên nhiều người thường chọn mua sản phẩm giá rẻ. Do đó, người dân trồng rau cũng chưa mạnh dạn mở rộng sản xuất.

HTX Nông sản Hữu Lũng là một trong số ít đơn vị sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Thành.

HTX Nông sản Hữu Lũng là một trong số ít đơn vị sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, việc sản xuất, liên kết tiêu thụ rau an toàn, rau hữu cơ trên địa bàn còn khó khăn do hầu hết người dân và HTX trên địa bàn tỉnh thiếu chủ động, chưa mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào mở rộng sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ.

Việc sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ còn hạn chế, hầu hết người dân vẫn sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chưa có nhiều nhà đầu tư đủ lớn để tập trung người dân sản xuất rau quy mô lớn để liên kết sản xuất, cung cấp sản phẩm liên tục cho chuỗi nhà hàng, siêu thị.

Bà Phùng Thị Kim Khánh, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lạng Sơn cho biết, để từng bươc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất rau VietGAP, hữu cơ trên địa bàn tỉnh, Chi cục đã tham mưu Sở NN-PTNT ban hành công văn số 465/SNN-TS-KTTH ngày 12/03/2024 về việc tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên cây rau.

Trong đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện một số nội dung như nâng cao ý thức của người sản xuất trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả; tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, trong đó có rau.

Đồng thời, Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX liên kết đầu tư, sản xuất rau an toàn, nhất là các loài rau đặc sản, giá trị cao (cải ngồng, bò khai), hỗ trợ phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Mỗi năm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức 8 – 10 lớp tập huấn, chuyển giao cho nông dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp an toàn trên các loại cây trồng, trong đó có cây rau. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa mặn mà với việc chuyển đổi và mở rộng diện tích, dẫn đến việc liên kết tiêu thụ rau an toàn, rau hữu cơ trên địa bàn vẫn còn hạn chế, thiếu tính bền vững.

Nguyễn Thành

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.

Xem Thêm