Chủ nhật, 13/04/2025 | 23:57 GMT +7
Người dân Bình Lư sản xuất miến dong, đây cũng là đặc sản của địa phương. Ảnh: T.L
Trước đó, năm 2020, sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Bình Lư được tỉnh Lai Châu công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Từ phát triển miến dong giúp nhiều hộ dân tại xã Bình Lư vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Hiện nay trên địa bàn huyện Tam Đường có 2 hợp tác xã và 65 hộ gia đình sản xuất miến dong.
Xác định dong riềng là cây thế mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở địa bàn, huyện Tam Đường đã tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích trồng dong riềng. Diện tích cây dong riềng của huyện năm 2021 là 177,1ha, năm 2022 là 280ha chủ yếu được trồng tại các xã: Bình Lư, Sơn Bình, Hồ Thầu, Nà Tăm, Thèn Sin và thị trấn Tam Đường. Sản lượng miến năm 2021 đạt 930 tấn, dự kiến hết năm 2022 đạt 1.400 tấn.
Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu trao Nhãn hiệu Chứng nhận “Miến dong Bình Lư” cho lãnh đạo UBND huyện Tam Đường. Ảnh: T.L
Đầu năm 2021, UBND tỉnh Lai Châu đồng ý cho UBND huyện Tam Đường được sử dụng tên địa danh “Bình Lư” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Miến dong Bình Lư”. Với sự quan tâm của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, huyện Tam Đường đã hoàn thiện thủ tục trình Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Miến dong Bình Lư” cho sản phẩm miến dong của xã Bình Lư, huyện Tam Đường là nhãn hiệu tập thể.
Ông Phong Vĩnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho biết, dong riềng là cây thế mạnh của huyện Tam Đường và là nguyên liệu sản xuất, phát triển làng nghề miến dong. Việc được trao Nhãn hiệu Chứng nhận “Miến dong Bình Lư” có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là điều kiện, cơ sở để miến dong Bình Lư mở rộng thị trường tiêu thụ, được nhiều người tiêu dùng biết và sử dụng.
Để tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận “Miến dong Bình Lư”, UBND huyện Tam Đường sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của làng nghề, đặc biệt duy trì và nâng cao mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường...
Cần Thơ Khoảng 2.000 thực khách đổ về Quảng trường Bình Thủy (TP Cần Thơ) chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh chưng khổng lồ, kích thước 1,9mx1,9m, dày 0,8m, trọng lượng lên đến 1,6 tấn.
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
Trước những thách thức và xu hướng mới của thời đại, Agribank tiếp tục bước tiến xa hơn, chuyển mình từ một ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng xanh và hiện đại.