Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:28 GMT +7

  • Click để copy
Thứ bảy- 18:05, 10/09/2022

Huyện miền núi 'hái trái ngọt' từ tái cơ cấu nông nghiệp

QUẢNG NINH Nhiều sản phẩm nông sản của huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) ngày càng nâng cao giá trị, mang tính hàng hóa nhờ các chính sách gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Thời gian qua, huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai các mô hình sản xuất mới, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm dần các loại cây kém hiệu quả và đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.

Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt, huyện Bình Liêu đã xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng tập trung cây dược liệu, dong riềng, cây sở. Hiện nay, tổng diện tích cây dong riềng trên toàn huyện đạt trên 122ha. Đây là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân.

z3461288164133_5d48307f984662a10eda00ce4b987878

Cây dong riềng đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đồng thời, huyện đã hỗ trợ người dân trồng các giống dong riềng mới như DR1, DR 2-13, DR3-10 của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và vận động 100% cơ sở sản xuất miến ký kết tiêu thụ củ dong với người dân.

Ngoài ra, các khâu sơ chế, chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm dong riềng theo quy trình sản phẩm OCOP cũng được Bình Liêu chú trọng đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã, 3 cơ sở sản xuất và 40 hộ sản xuất miến dong. Trong đó, có nhiều cơ sở và hộ sản xuất được hỗ trợ nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm.

Điển hình là việc huyện hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng cho 2 đơn vị nâng cấp hệ thống dây chuyền chế biến miến dong, nhà xưởng và hệ thống xử lý môi trường. Qua đó, nâng cấp công nghệ cho khâu xát bột dong riềng để dự trữ cho sản xuất.

Về vấn đề quản lý chất lượng, huyện đã hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện nhãn mác bao bì, 100% đơn vị dán tem truy xuất nguồn gốc… Qua đó, miến dong Bình Liêu ngày càng được khẳng định về chất lượng, là sản phẩm OCOP đạt 4 sao và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đến nay, sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà đã mở rộng thị trường ra các tỉnh thành trong cả nước, mang lại doanh thu trung bình trên 50 tỷ đồng/năm. 

Anh La A Nồng, Giám đốc HTX Đình Trung (xã Húc Động, huyện Bình Liêu), cho biết, HTX có gần 15ha đất trồng dong, sản lượng dong củ khoảng 403 tạ/ha.

Empty

Trồng dong riềng và chế biến miến dong đã trở thành nghề mang lại thu nhập ổn định cho bà con ở huyện Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Miến dong có sợi bóng mịn, mềm, giòn, nấu lại nhiều lần không nát, đặc biệt đậm vị bột củ dong Bình Liêu. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm miến dong, HTX Đình Trung có kế hoạch đầu tư thêm thiết bị sấy trữ bột dong. Theo anh La A Nồng, việc này giúp HTX khắc phục nhược điểm sản xuất theo mùa vụ, thường chỉ 3 tháng trong năm do phụ thuộc vào vụ thu hoạch dong củ.

Mỗi năm, HTX sử dụng khoảng 600 - 800 tấn dong củ nguyên liệu, sản xuất khoảng 20 - 25 tấn miến dong thành phẩm, doanh thu đạt 2 - 3 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 10 - 15% doanh thu.

Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Bình Liêu cũng chú trọng xây dựng và hình thành các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Nếu như trước đây, người dân chỉ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nay nhiều hộ đã chuyển sang chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại tập trung chuyên nghiệp. Nhiều hộ gia đình, hợp tác xã cũng đã tham gia tích cực vào triển khai các dự án như bảo tồn và phát triển giống gà Cao Sơn; dự án ứng dụng KH-CN để cải tạo và phát triển đàn bò thịt.

z3202727026226_4205305f84ce0689fc52c5b6c51df6a0

Toàn huyện Bình Liêu có trên 30 hộ thực hiện dự án chăn nuôi tập trung. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đến nay, toàn huyện có trên 30 hộ thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hình thức gia trại chăn nuôi. Theo thống kê, hiện tổng đàn gia súc của huyện có khoảng 10.400 con, đàn gia cầm 112.000 con.

Đặc biệt, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã từng bước thực hiện chuyển dịch từ chăn nuôi truyền thống sang các phương pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Nhờ sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp với nhiều mô hình hiệu quả, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện trong các năm gần đây bình quân đạt trên 300 tỷ đồng/năm.

Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Liêu cho biết, hiện người dân đã dần mở rộng phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung đối với vùng sản xuất rau, củ và vùng trồng dong riềng, gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, huyện đã hỗ trợ người dân thay thế, chuyển đổi trồng rừng gỗ lớn gắn với phát triển vùng trồng dược liệu, lâm sản ngoài gỗ theo hướng hữu cơ.

Năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt trên 435 tỷ đồng, tăng trên 8% so với năm 2020. Trong quý I/2022, giá trị sản xuất các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện đạt trên 90 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở Bình Liêu thời gian qua đã giúp kinh tế của người dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt trên 22,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,25%.

Nguyễn Thành

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm