Thứ năm, 28/03/2024 | 15:42 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 08:05, 23/11/2021

Lên núi làm nông nghiệp hữu cơ

CAO BẰNG Công ty TNHH Kolia đã tìm tòi và đưa nhiều sản phẩm nông nghiệp về trồng theo hướng hữu cơ trên đỉnh núi Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng).
Một góc Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng Kolia. Ảnh: Công Hải.

Một góc Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng Kolia. Ảnh: Công Hải.

Biến đất đồi thành khu du lịch sinh thái

Hơn 10 năm về trước, Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng Kolia của Công ty TNHH Kolia (gọi tắt là Công ty Kolia) chỉ là khu chăn thả gia súc của xóm Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với những quả đồi bạc màu, chủ yếu là cây rừng tự nhiên.

Sau thời gian dài tìm hiểu và khảo sát, ông Hoàng Mạnh Ngọc, doanh nhân quê huyện Nguyên Bình đã nhận ra được nhiều tiềm năng lớn chưa được đánh thức ở vùng đất hoang này.

Ban đầu, dự án đi vào hoạt động với vô vàn khó khăn. Nằm ở độ cao 1.200 m về phía Tây Nam của dãy núi Phja Oắc, khí hậu ở đây trong lành nhưng khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ có lúc xuống dưới 2 độ C. Ngoài ra, việc thiếu điện, nước, đường giao thông cũng là những cản trở bước đầu của dự án.

Lao động địa phương hái chè cho Công ty TNHH Kolia. Ảnh: Công Hải.

Lao động địa phương hái chè cho Công ty TNHH Kolia. Ảnh: Công Hải.

Ông Hoàng Mạnh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kolia tâm sự: Khó khăn nhất ban đầu là việc tìm nguồn nước dẫn lên đồi để đảm bảo cho việc trồng trọt. Phải lắp ống, dẫn nước nguồn cách 7 km từ chân núi Phja Oắc về sử dụng.

Khi ấy đường còn bé, chưa có lối xe vào nên tất cả đều bằng sức người phát quang cỏ dại, vỡ hoang gần 30 ha đất; tự thi công mở hơn 5 km đường dẫn vào trang trại và đường dẫn lên các lô trồng chè. Không có điện, công ty phải đầu tư lắp trạm hạ thế, rồi dựng lều lán bằng bạt giữa thời tiết khắc nghiệt để có chỗ ở tạm.

Năm 2011, Công ty Kolia chính thức được thành lập. Công ty đã mở đường, san mặt bằng, xây dựng các công trình như nhà nghỉ, phòng ăn, phòng hát, xông hơi, lầu thưởng trà… Sau 10 năm, một cơ khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng khang trang mọc lên giữa núi rừng Phja Đén đón du khách đến thăm, nghỉ dưỡng.

Hiện khu nghỉ dưỡng có 10 phòng nghỉ khép kín, 2 nhà sàn đủ cho nhu cầu của gần 200 khách. Sân vườn, đài phun nước, lầu thưởng trà bố trí hài hòa tạo nên một khung cảnh thanh tịnh giữa thiên nhiên trong lành. Xung quanh khu vực là cả trăm loài hoa bốn mùa khoe sắc, từ hoa hồng Đà Lạt, Sa Pa, lily, cẩm tú cầu, hướng dương, cúc…

Nhà sàn Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng Kolia đủ phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khoảng 200 khách. Ảnh: Công Hải.

Nhà sàn Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng Kolia đủ phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khoảng 200 khách. Ảnh: Công Hải.

Mục tiêu ban đầu của dự án là đưa các giống chè về trồng khảo nghiệm, vừa để kiểm tra hệ sinh thái nơi đây có phù hợp với giống chè các tỉnh bạn đang canh tác hay không, vừa để phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho nhân dân trong vùng.

Từ vùng đất đồi hoang sơ, những luống đất đầu tiên được trồng thử nghiệm các giống chè Kim Tuyên, Thanh Tâm được ươm giống từ Phú Thọ. Để có đủ nguồn phân bón hữu cơ, công ty phải thu gom từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm từ nhiều địa phương về để bón chè và cải tạo đất.

Với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, cây chè bén rễ và mở ra triển vọng khi Công ty vừa trồng trên phạm vi thử nghiệm, vừa cung cấp giống, kỹ thuật cho bà con khu vực Phja Đén.

Làm nông nghiệp sạch trên đỉnh Phja Đén

Qua 2 năm thử nghiệm, các giống chè xanh, ô long được trồng trên đất đồi đều phát triển tốt. Công ty về Phú Thọ chở từng xe hom giống các giống chè để trồng trên diện tích gần 20 ha.

Ông Hoàng Mạnh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kolia kiểm tra chất lượng chè. Ảnh: Công Hải.

Ông Hoàng Mạnh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kolia kiểm tra chất lượng chè. Ảnh: Công Hải.

Năm 2015, Công ty mời chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu chè Việt Nam cùng các chuyên gia của Đài Loan, Trung Quốc nghiên cứu, chuyển giao để làm các loại chè cao cấp. Khi cây chè cho sản phẩm, ông Ngọc lại lặn lội đi các tỉnh lân cận, sang Đài Loan học tập kinh nghiệm và mua sắm thiết bị, máy móc.

Đến nay, hệ thống nhà xưởng, dây chuyền thiết bị chế biến các loại chè đã đầu tư đầy đủ, tự động hóa cao. Nhờ đó, sản lượng chè tăng đều từng năm với nhiều chủng loại chè hữu cơ như: Trà xanh truyền thống, trà xanh thơm, trà xanh hương Ô long, Đông Phương Mỹ Nhân, Hồng trà, Bạch trà, trà Mao tiêm, trà Long tỉnh, trà Dẹt.

Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc với mức giá trung bình từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/kg. Để tạo thêm nguyên liệu, Công ty cũng đã đầu tư phát triển thêm vùng nguyên liệu chè chất lượng cao theo hướng liên kết với bà con trong vùng, tập huấn kỹ thuật, cấp giống, phân bón nhằm khai thác được nguồn đất đai sẵn có. 

Đa dạng các sản phẩm chè chất lượng cao của Công ty TNHH Kolia. Ảnh: Công Hải.

Đa dạng các sản phẩm chè chất lượng cao của Công ty TNHH Kolia. Ảnh: Công Hải.

Năm 2017, Công ty Kolia được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau, hoa ôn đới tăng thu nhập cho người dân khu vực Phja Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.

Những ngôi nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa được đầu tư để trồng một số loại rau, hoa ôn đới an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP như bắp cải, đậu Hà Lan, sup lơ; hoa lily, tuylip, lay ơn...

Năm 2019, Công ty phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp (thuộc Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên) nghiên cứu, trồng thử nghiệm thành công đối với nấm đông trùng hạ thảo. Giống đông trùng hạ thảo của Công ty được nhân từ giống tại Tây Tạng (Trung Quốc) có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Sản phẩm đông trùng hạ thảo được Công ty TNHH Kolia sản xuất có chất lượng đạt tiêu chuẩn cao. Ảnh: T.L.

Sản phẩm đông trùng hạ thảo được Công ty TNHH Kolia sản xuất có chất lượng đạt tiêu chuẩn cao. Ảnh: T.L.

Sản phẩm của Công ty được các nhà khoa học đánh giá đủ tiêu chuẩn chất lượng và đã có mặt trên thị trường với nhiều sản phẩm như nấm đông trùng hạ thảo tươi, khô; rượu đông trùng hạ thảo, mật ong đông trùng hạ thảo…

Ông Ngọc chia sẻ: Làm bất cứ việc gì cũng đòi hỏi đầu tiên phải có lòng say mê, đặc biệt là cái tâm với sản phẩm mình đang kinh doanh. Thời gian tới, Công ty sẽ đưa thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ về trồng ở đây, phát triển thêm nhiều dịch vụ phục vụ khách du lịch, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Mô hình nuôi bò 3B chăn chủ yếu bằng cỏ voi của Công ty TNHH Kolia. Ảnh: Công Hải.

Mô hình nuôi bò 3B chăn chủ yếu bằng cỏ voi của Công ty TNHH Kolia. Ảnh: Công Hải.

Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch trên đỉnh núi Phja Đén kết hợp du lịch nghỉ dưỡng đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh, du khách nước ngoài đến tham quan Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng Kolia của Công ty Kolia. Mỗi năm, khu du lịch đón hơn 10.000 lượt khách, chiếm gần 30% lượng khách du lịch đến huyện Nguyên Bình.

Ông Đào Nguyên Phong, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết: Phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch đang là một trong những hướng đi trọng tâm của địa phương trong những năm tới.

Do đó, thời gian tới, huyện rất cần những doanh nghiệp, nhà đâu tư có tâm, có nguồn lực như Công ty Kolia để góp phần đẩy mạnh phong trào đầu tư các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Công Hải - Nguyễn Toán

Tạo 4 nguồn thu nhờ kiên trì theo đuổi cà phê hữu cơ

Tạo 4 nguồn thu nhờ kiên trì theo đuổi cà phê hữu cơ

ĐẮK LẮK Sau 7 năm canh tác hữu cơ, vườn cà phê Vương Thành Công có nguồn thu đa dạng từ các sản phẩm cà phê, trà hoa cà phê, rượu vang cà phê, đồ mỹ nghệ.

Những người viết nên câu chuyện lúa hữu cơ vùng đất lửa

Những người viết nên câu chuyện lúa hữu cơ vùng đất lửa

QUẢNG TRỊ Sản xuất lúa hữu cơ như một cuộc cách mạng. Nhiều nông dân được 'giác ngộ' đã bỏ tập quán canh tác cũ, bước vào một chương mới trong sản xuất nông nghiệp.

Phân hữu cơ sinh học 'hồi sinh' đồi chè thoái hóa

Phân hữu cơ sinh học 'hồi sinh' đồi chè thoái hóa

THÁI NGUYÊN Phân bón Ivan có nguồn gốc tự nhiên có thể phun trên lá hoặc tưới xuống đất trồng chè. Qua đó, phân hủy thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo và giải độc đất.

Bắc Hà - điểm sáng nông nghiệp hữu cơ

Bắc Hà - điểm sáng nông nghiệp hữu cơ

Đến hết năm 2023, huyện Bắc Hà đã trở thành địa phương sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất tỉnh Lào Cai với hơn 3.388ha (gồm chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ.

Tập huấn về sản xuất, chứng nhận, chế biến, thương mại thực phẩm hữu cơ

Tập huấn về sản xuất, chứng nhận, chế biến, thương mại thực phẩm hữu cơ

Bình Phước Từ 8/1/2024 -11/1/2024, Mekong Organics và Công ty TNHH Nông Nghiệp Hữu Cơ Việt Hà tổ chức khóa tập huấn 'Sản xuất, chứng nhận, chế biến và thương mại thực phẩm hữu cơ'.

Vườn ổi hữu cơ 5ha trên cù lao không hóa chất

Vườn ổi hữu cơ 5ha trên cù lao không hóa chất

HẢI PHÒNG Vườn ổi lê 5ha trên đảo Bầu được canh tác theo quy trình hữu cơ, 'nói không' với hóa chất, người tiêu dùng có thể hái ăn luôn tại cây.

Trồng dưa hữu cơ, rộng đường xuất khẩu

Trồng dưa hữu cơ, rộng đường xuất khẩu

HẢI PHÒNG Với quy trình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn, sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã Sông Giá đã được nhiều đối tác ngỏ ý hợp tác xuất khẩu.

Gắn chăn nuôi - trồng trọt tuần hoàn, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

Gắn chăn nuôi - trồng trọt tuần hoàn, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

THÁI NGUYÊN Tại Thái Nguyên, đa số cơ sở chăn nuôi đều chú trọng áp dụng quy trình tuần hoàn, sử dụng chất thải chăn nuôi cho trồng trọt, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Xem Thêm