Thứ hai, 23/06/2025 | 15:57 GMT +7
Tỉnh Lâm Đồng hướng đến xây dựng 250ha diện tích canh tác rau, củ, quả hữu cơ trong giai đoạn 2020-2025. Ảnh: Minh Hậu.
Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, những năm qua, việc lạm dụng phân bón hóa học đã làm đất bị thái hóa, chất lượng nông sản bị suy giảm. Nguồn nước vì thế cũng bị ô nhiễm và sự đa dạng sinh học ngày càng bị ảnh hưởng. Do vậy, cần thiết thực hiện nông nghiệp hữu cơ để hướng đến sản xuất lâu dài, ổn định sức khỏe cho đất, hệ sinh thái và con người.
Theo Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 33/63 tỉnh thành có hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ với tổng diện tích ở vào khoảng 76,6 nghìn ha. Trong đó, Lâm Đồng có khoảng 213ha sản xuất hữu cơ được chứng nhận.
Mô hình sản xuất cây giống hữu cơ tại huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.
Riêng Lâm Đồng, đây được xem là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ nông nghiệp hữu cơ. Đất đai được đánh giá là phù hợp cho đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Người tiêu dùng trong và ngoài nước đang có xu hướng chuyển qua sử dụng các sản phẩm hữu cơ có chất lượng để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, với các điều kiện như nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, phương thức canh tác cũng là tiền đề thuận lợi để thực hiện mô hình.
Trang trại bò sữa hữu cơ của Vinamilk đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.
Với Đề án nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, tỉnh Lâm Đồng hướng đến phát triển diện tích trồng trọt hữu cơ khoảng 1,6 nghìn ha. Trong đó diện tích trồng rau, củ, quả các loại vào khoảng 250ha với tổng sản lượng 6,5 nghìn tấn, diện tích cây ăn quả hữu cơ dự kiến 200ha với sản lượng 1,3 nghìn tấn...
Đối với chăn nuôi, địa phương thực hiện đề án với các đối tượng như bò sữa, bò thịt và đàn gà. Trong đó, đàn bò sữa hữu cơ dự kiến đạt 2 nghìn con, sản lượng sữa 5,8 nghìn tấn, đàn bò thịt hữu cơ khoảng 400 con với sản lượng thịt khoảng 48 tấn và 20 nghìn gà lấy trứng sản lượng dự kiến 3,2 triệu quả.
Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, địa phương sẽ phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kháng sinh và không sử dụng giống biến đổi gen.
Địa phương cũng gắn phát triển nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học.
“Tỉnh hướng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững và thân thiện môi trường. Khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới. Đưa Lâm Đồng trở thành địa phương có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đứng đầu cả nước”, ông Nguyễn Văn Châu thổ lộ.
Dự nhiều hội chợ nông sản của Hà Nội tôi chú ý đến quả ổi Kim An bởi giòn, ngọt và thơm. Nhưng thời buổi này, ngon chưa đủ mà cần phải an toàn.
GIA LAI Các thế hệ gia đình anh Vũ Văn Hiếu đã biến vùng đất khô cằn trở thành khu vườn sinh thái với nhiều loại cây trồng mát mẻ quanh năm, môi trường trong sạch.
PHÚ THỌ Từ 5kg nấm Việt lặn lội gom ở 7 tỉnh, giấc mơ nấm hữu cơ nảy mầm và được nuôi dưỡng bằng đam mê, kiên định và khát vọng theo đuổi nông nghiệp tử tế.
HÀ NỘI Giữa vùng đất ven đô Sóc Sơn, Dako Farm vươn lên từ đồi hoang khô cằn, trở thành mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu theo triết lý thuận tự nhiên.
QUẢNG NINH Rau má thủy canh gần như sạch tuyệt đối, lại tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
QUẢNG NAM Phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, khép kín theo hướng tuần hoàn đang mang lại giá trị cao và bền vững cho nông sản Tiên Phước.
ĐẮK LẮK Canh tác theo hướng hữu cơ là giải pháp giúp sầu riêng bớt mối lo tồn dư kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi.
ĐỒNG NAI Không chỉ tiên phong triển khai mô hình cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết khép kín, HTX Xuân Định còn góp phần khẳng định thương hiệu sầu riêng Việt trên thị trường quốc tế.