Thứ tư, 17/04/2024 | 18:56 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 08:00, 19/10/2021

Làm chè hữu cơ: 'Thả con săn sắt, bắt con cá rô'

THÁI NGUYÊN Nhiều vùng trồng chè chấp nhận làm chè hữu cơ vất vả hơn, giảm thu nhập trong giai đoạn đầu, nhưng sẽ từng bước xây dựng được giá trị, chất lượng, thương hiệu lâu dài.

Sản xuất hữu cơ để đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay

Thái Nguyên không phải là địa phương có diện tích trồng chè nhiều nhất trên cả nước, nhưng với vị ngon, đậm đà, đã tạo nên thương hiệu chè Thái Nguyên đứng vị trí số 1 là không phải bàn cãi. Sản phẩm chè Thái Nguyên không chỉ có mặt trên cả nước, mà đã xuất khẩu sang nhiều thị trương lớn trên thế giới như châu Âu, Đông Á, Trung Đông, Bắc Mỹ, Châu Úc…

Mô hình chè sản xuất hữu cơ xuất hiện ngày càng nhiều Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Mô hình chè sản xuất hữu cơ xuất hiện ngày càng nhiều Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Đối với nhu cầu thị trường khó tính như hiện nay, hương vị chè ngon thôi là chưa đủ, mà phải đảm bảo tiêu chí sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa học độc hại. Chính vì lẽ đó, nhiều vùng tại Thái Nguyên đã chuyển dần sang sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ. Đi đầu trong đó là các đơn vị sản xuất chè tại các xã phía tây của TP Thái Nguyên như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu…

Việc sản xuất theo tiêu chuẩn hướng hữu cơ, hữu cơ đòi hỏi các nhà vườn phải có sự thay đổi rõ rệt để thích ứng với nhu cầu thị trường, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất. HTX Chè trung du Tân Cương là một điển hình.

Đơn vị này với gần 50 hộ gia đình thành viên, đã cùng tạo nên những sản phẩm chè chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Để lưu giữ hương vị chè được thơm ngon nhất, HTX đã xây dựng quy trình chung về các biện pháp chăm sóc, "nói không" với phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Ngoài việc dùng phân hữu cơ, bà con bón rải thêm vỏ cây, mùn cưa, cây đậu tương… giúp giữ ẩm, tạo hệ sinh thái chất bền vững cho đất.

Ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc HTX Chè trung du Tân Cương cho biết: Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm của cây chè trung du, cũng như yếu tố thị trường yêu cầu hiện nay,quy trình canh tác, chăm sóc tối thiểu nhất cũng phải theo tiêu chuẩn VietGAP trở lên.

Người sản xuất chè Thái Nguyên chấp nhận chịu vất vả, giảm doanh thu để chuyển từ chè vô cơ sang hữu cơ. Ảnh: Toán Nguyễn. 

Người sản xuất chè Thái Nguyên chấp nhận chịu vất vả, giảm doanh thu để chuyển từ chè vô cơ sang hữu cơ. Ảnh: Toán Nguyễn

Hiện toàn bộ các thành viên của HTX đã chuyển 100% theo quy trình chăm sóc, canh tác chè theo hướng hữu cơ, đảm bảo về nguồn chè an toàn. Phân bón cho chè toàn bộ bằng phân hữu cơ; sử dụng các biện pháp sinh học, thiên địch trong việc xua đổi côn trùng, phòng trừ sâu bệnh thay vì sử dụng thuốc BVTV để chất lượng ngày càng nâng cao, đảm bảo hương vị và sự an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Đến nay, nhiều đơn vị trồng và chế biến chè Thái Nguyên đã thấu hiểu một điều, muốn làm "chè sạch", tất yếu phải theo hướng sản xuất hữu cơ. Biết là ban đầu làm khó, năng suất thấp, lao động rất vất vả, nhưng vẫn phải làm để khẳng định được giá trị thương hiệu, giá trị sản phẩm trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe chính bản thân những người trồng chè, tránh khỏi việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và thuốc BVTV trong quá trình sản xuất.

Sau khoảng 6 tháng sản xuất theo hướng hữu cơ, khi cây chè bắt đầu hút được dưỡng chất từ các chế phẩm hữu cơ (như phân chuồng, phân xanh, vỏ đỗ, lạc dại, rơm rạ…) thì sẽ cho sản phẩm dần ổn định trở lại. Từ thời gian hơn 1 năm, sản lượng sẽ đạt tương đương với dùng phân hóa học, nhưng chất lượng sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối, lượng dưỡng chất trong đất được duy trì ổn định hơn.

HTX chè La Bằng đang dần khẳng định thương hiệu 'chè sạch' tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

HTX chè La Bằng đang dần khẳng định thương hiệu "chè sạch" tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc HTX chè La Bằng cho biết, để có thể làm được chè hữu cơ, có chỗ đứng trên thị trường hiện nay, người dân và các hợp tác xã đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ.

Ví dụ như thời gian mới đầu làm chè VietGAP, chè hữu cơ, người dân còn được các cơ quan chuyên môn cử cán bộ về tận nơi hỗ trợ mở lớp tập huấn kiến thức, trực tiếp "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn kỹ thuật cho bà con từ cách ủ phân, bón phân, hái sản phẩm… theo đúng quy trình.

Để nâng cao giá trị sản phẩm chè, năng suất lao động, các hộ dân, các HTX và các đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện được các đơn vị thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên, chính quyền địa phương hỗ trợ về phân bón và các loại máy móc (máy xao chè, máy hút chân không, cân định lượng, tủ bảo quản).

Ngoài ra, các HTX còn được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, nơi trưng bày sản phẩm... Tất cả theo hình thức đối ứng, Nhà nước hỗ trợ 50%, người dân hoặc các đơn vị bỏ ra kinh phí 50%.

Toán Nguyễn - Đào Thanh

Vườn rau hữu cơ đầu tiên ở Hải Phòng '5 không'

Vườn rau hữu cơ đầu tiên ở Hải Phòng '5 không'

HẢI PHÒNG Mô hình trồng rau hữu cơ tại HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đại Đồng cho năng suất cao, có thể canh tác nhiều lứa liên tục, giá sản phẩm cao gấp 3 thị trường.

Lúa - tôm hữu cơ thuận lợi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Lúa - tôm hữu cơ thuận lợi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Tỉnh Kiên Giang đề xuất đưa hệ sinh thái lúa - tôm vào thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Trại nấm lớn nhất Tây Nguyên không bỏ đi thứ gì

Trại nấm lớn nhất Tây Nguyên không bỏ đi thứ gì

ĐẮK LẮK Trang trại nấm OCOP 4 sao đầu tiên tại Đắk Lắk được trồng hữu cơ, các phôi nấm sau khi thu hoạch được ủ làm phân bón cho cây trồng theo mô hình tuần hoàn.

Trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, nông dân thắng lớn

Trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, nông dân thắng lớn

HẢI PHÒNG Nhiều hộ dân ở xã An Hòa, huyện An Dương chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, cho thu nhập gấp 4 - 5 lần trồng lúa.

Phú Lương trù phú núi đồi: [Bài 3] Giấc mơ về vùng thìa canh rộng lớn

Phú Lương trù phú núi đồi: [Bài 3] Giấc mơ về vùng thìa canh rộng lớn

THÁI NGUYÊN Nhìn nương thìa canh xanh mỡ màng trùng điệp trên núi đồi Yên Ninh, không ai nghĩ rằng, nó mới hồi sinh trở lại sau những bão giông mà chàng giám đốc trẻ gặp phải.

Nhật Bản viện trợ gần 200.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Nhật Bản viện trợ gần 200.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với khoản viện trợ này, Tổ chức Seed to Table triển khai dự án phát triển cộng đồng, đào tạo nhân lực nông nghiệp hữu cơ, chế biến, quản lý kinh doanh tại Đồng Tháp.

Xem Thêm