Chủ nhật, 22/06/2025 | 14:20 GMT +7
Quýt hồng là cây đặc sản của huyện Lai Vung (tỉnh Ðồng Tháp) đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên từ năm 2019, bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi bùng phát, khiến quýt hồng Lai Vung rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
Từ diện tích hơn 2.000ha trong năm 2010, vùng quýt hồng Lai Vung có thời điểm đã giảm xuống chỉ còn khoảng hơn 200ha. Trước bối cảnh đó, UBND tỉnh Ðồng Tháp đã xây dựng Ðề án “Bảo tồn quýt hồng huyện Lai Vung giai đoạn 2021 - 2024” nhằm khôi phục và phát triển bền vững loại cây đặc trưng của vùng đất sen hồng.
Tọa đàm "Bảo tồn và phát triển bền vững vùng quýt hồng Lai Vung" do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: Kiều Trang.
Tại tọa đàm với chủ đề “Bảo tồn và phát triển bền vững vùng trồng quýt hồng Lai Vung” do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức vừa qua, ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp đánh giá, công tác bảo tồn quýt hồng Lai Vung là cần thiết, kịp thời, giúp người dân đi đúng hướng, nếu không có phương hướng phục hồi, dịch bệnh có nguy cơ sẽ tái bùng phát.
Để đề án phục hồi quýt hồng Lai Vung đạt hiệu quả cao, theo ông Điền, việc đầu tiên cần xác định là nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên trên cây. Từ đó xây dựng quy trình canh tác làm “kim chỉ nam” cho bà con ứng dụng vào quá trình sản xuất thực tế. Đồng thời, cán bộ ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền giúp bà con nông dân hiểu và tuân thủ quy trình canh tác một cách hiệu quả và đồng bộ.
Theo kết quả khảo sát bước đầu từ Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, trước giai đoạn dịch bệnh trên cây quýt hồng bùng phát, bà con nông dân trồng quýt ở Lai Vung chưa quan tâm đến vấn đề cải tạo đất, bởi bệnh phát sinh từ các tác nhân vi sinh vật đất gây hại đến bộ rễ. Vì thế, một khi dịch bệnh tấn công sẽ phát triển rất nhanh và diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến giai đoạn đầu phục hồi quýt hồng gặp nhiều khó khăn, chi phí cao và khả năng phục hồi chậm.
Việc tìm ra bộ giống đa dạng và rải vụ quýt hồng sẽ phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thị trường và khai thác thường xuyên hoạt động du lịch. Ảnh: Kim Anh.
Ông Điền khuyến cáo bà con nên thay đổi phương pháp canh tác truyền thống, không chạy theo sản lượng, hướng đến giải pháp tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, sử dụng các hữu cơ khoáng, vi sinh để quá trình tổng hợp chất thuận lợi, giúp cây hấp thụ tốt hơn, cải thiện môi trường và độ pH cho đất.
Đồng thời, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã đề xuất giải pháp loại bỏ diện tích cây quýt nhiễm bệnh và trồng mới đối với những vườn bị nhiễm bệnh nặng, tiến hành phục hồi đối với vườn nhiễm bệnh nhẹ.
Trải qua hơn 3 năm phục hồi, đến nay, diện tích trồng quýt hồng ở Lai Vung được ông Điền đánh giá phát triển tốt, đạt khoảng 90% mục tiêu của Đề án, diện tích trồng mới cũng đạt khoảng 141ha so với 200ha kế hoạch đặt ra.
Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết đang nghiên cứu đưa vào trồng thử nghiệm 8 giống quýt hồng mới có khả năng trồng rải vụ, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ảnh: Kiều Trang.
Hiện nay, quýt hồng Lai Vung ngoài cung cấp sản phẩm trái tươi, bà con nông dân còn kết hợp phát triển các điểm tham quan du lịch cộng đồng để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, quýt hồng chỉ cho trái 1 vụ trong năm nên việc phát triển du lịch cũng mang tính chất thời vụ.
Vì thế, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, khai thác thường xuyên hơn hoạt động du lịch vườn quýt, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp đã chuẩn bị 8 loại giống quýt hồng, trong đó bao gồm dòng không hạt, ngọt, các loại gốc ghép khác nhau ở dạng thấp, nhỏ, có thể trồng rải vụ trong năm.
Tuy nhiên theo khảo sát, quýt hồng chỉ cho màu sắc đẹp đến khoảng tháng 6, vì thế ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đang nghiên cứu để có giải pháp phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như sự hình thành màu của quýt ở những tháng còn lại nhằm kéo dài thời gian phục vụ khách du lịch trong mùa hè.
Hiện tỉnh Đồng Tháp đang tiến hành đăng ký bản quyền cho 8 dòng quýt này để đảm bảo phục vụ phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu quýt hồng trong tương lai.
Dự nhiều hội chợ nông sản của Hà Nội tôi chú ý đến quả ổi Kim An bởi giòn, ngọt và thơm. Nhưng thời buổi này, ngon chưa đủ mà cần phải an toàn.
GIA LAI Các thế hệ gia đình anh Vũ Văn Hiếu đã biến vùng đất khô cằn trở thành khu vườn sinh thái với nhiều loại cây trồng mát mẻ quanh năm, môi trường trong sạch.
PHÚ THỌ Từ 5kg nấm Việt lặn lội gom ở 7 tỉnh, giấc mơ nấm hữu cơ nảy mầm và được nuôi dưỡng bằng đam mê, kiên định và khát vọng theo đuổi nông nghiệp tử tế.
HÀ NỘI Giữa vùng đất ven đô Sóc Sơn, Dako Farm vươn lên từ đồi hoang khô cằn, trở thành mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu theo triết lý thuận tự nhiên.
QUẢNG NINH Rau má thủy canh gần như sạch tuyệt đối, lại tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
QUẢNG NAM Phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, khép kín theo hướng tuần hoàn đang mang lại giá trị cao và bền vững cho nông sản Tiên Phước.
ĐẮK LẮK Canh tác theo hướng hữu cơ là giải pháp giúp sầu riêng bớt mối lo tồn dư kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi.
ĐỒNG NAI Không chỉ tiên phong triển khai mô hình cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết khép kín, HTX Xuân Định còn góp phần khẳng định thương hiệu sầu riêng Việt trên thị trường quốc tế.
LÀO CAI Anh Gió bảo chỉ cần kiên trì và trung thực với đất thì sẽ tìm được thị trường. Anh còn tìm ra cách 'kể chuyện' về những luống rau của mình với khách tham quan.