Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:04 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 08:20, 22/12/2023

Khai thác tiềm năng lúa hữu cơ trên đất nuôi tôm

Huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) triển khai mô hình nhằm lan tỏa, khai thác tiềm năng lớn về lúa hữu cơ trên đất nuôi tôm.

Thị trấn Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang) có diện tích sản xuất lúa - tôm hơn 1.346ha. Những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nông dân khó chủ động trong sản xuất, bên cạnh đó giá phân bón, vật tư nông nghiệp, chí phí đầu tư trong sản xuất ngày càng tăng cao, sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho thương lái của địa phương nên lãi suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Lúa canh tác theo quy trình hữu cơ trên đất nuôi tôm phát triển tốt, tạo môi trường thuận lợi cho vụ nuôi tôm. Ảnh: Diễm Trang.

Lúa canh tác theo quy trình hữu cơ trên đất nuôi tôm phát triển tốt, tạo môi trường thuận lợi cho vụ nuôi tôm. Ảnh: Diễm Trang.

Nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với quy mô lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp an toàn, hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo vệ môi trường, năm 2023, Trung tâm Khuyên nông tỉnh Kiên Giang phối hợp với Phòng NN-PTNT và Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thuận cùng chính quyền địa phương triển khai mô hình sản xuất lúa trên nền đất tôm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, GlobalGAP gắn với cấp mã vùng trồng.

Mô hình được thực hiện tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Thuận Nông (thị trấn Vĩnh Thuận) với diện tích 50ha, có 28 hộ tham gia. Mục tiêu mô hình nhằm hỗ trợ 100% nông dân tham gia nắm được quy trình sản xuất, tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất từ 15 – 25% so với phương thức sản xuất truyền thống, cung ứng sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, ứng dụng các biện pháp tổng hợp trong canh tác, kết hợp sử dụng phân hữu cơ nhằm tăng năng suất, giá trị nông sản...

Tham gia mô hình, bà con được hỗ trợ một phần chi phí lúa giống, phân hữu cơ, nông dân phải sử dụng giống lúa nằm trong bộ giống chất lượng cao được Bộ NN-PTNT cho phép sản xuất, phải gieo sạ đảm bảo mật độ 100kg lúa giống/ha, gieo sạ đồng loạt đúng với lịch thời vụ của địa phương. Nông dân được tập huấn về quy trình sản xuất lúa hữu cơ, ghi chép nhật ký sản xuất...

Huyện Vĩnh Thuận có tiềm năng rất lớn để phát triển hình thức canh tác lúa hữu cơ kết hợp trên đất nuôi tôm. Ảnh: Diễm Trang.

Huyện Vĩnh Thuận có tiềm năng rất lớn để phát triển hình thức canh tác lúa hữu cơ kết hợp trên đất nuôi tôm. Ảnh: Diễm Trang.

Giống lúa sản xuất trong mô hình là ST24 đảm bảo chất lượng, được gieo sạ tập trung từ ngày 15 - 20/9/2023, lượng phân bón hữu cơ trung bình 756kg/ha.

Lúa trên nền đất nuôi tôm trong mô hình được nông dân tích cực chăm sóc, áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật. Cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, thời tiết thuận lợi, nông dân gieo sạ mật độ phù hợp và tập trung. Giống lúa chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Trong quá trình canh tác có xuất hiện sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá rải rác với mức độ nhiễm nhẹ, nông dân không cần phun thuốc. Nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, hướng đến sản xuất an toàn, bền vững. Các hộ tham gia mô hình là thành viên của HTX Dịch vụ nông nghiệp Thuận Nông, có sự hợp tác gắn kết, trao đổi thông tin kỹ thuật và tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất. 

Kết quả, lúa trong mô hình đạt năng suất 5,7 tấn/ha, cao hơn ngoài mô hình 0,2 tấn/ha. Nông dân tuân thủ tốt quy trình kỹ thuật, mang lại nhiều tín hiệu khả quan.

Qua hoạch toán kinh tế cho thấy, chi phí sản xuất trung bình trong mô hình là hơn 21 triệu đồng/ha, thấp hơn so với đối chứng khoảng 1,8 triệu đồng/ha; giá bán lúa trung bình 9.000đ/kg, lợi nhuận đạt hơn 30 triệu đồng/ha - cao hơn đối chứng 3,4 triệu đồng/ha.

Việc chuyển sản xuất lúa từ truyền thống sang hữu cơ cần sự tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật. Ảnh: Diễm Trang.

Việc chuyển sản xuất lúa từ truyền thống sang hữu cơ cần sự tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật. Ảnh: Diễm Trang.

Với nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với đặc thù của địa phương, mô hình sản xuất lúa trên nền đất nuôi tôm theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với cấp mã số vùng trồng có khả năng nhân rộng rất cao tại nhiều vùng sản xuất tôm – lúa của huyện Vĩnh Thuận. Qua đó tạo sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tạo môi trường sạch, an toàn sau vụ canh tác lúa để phát triển vụ nuôi tôm, giúp duy trì mô hình tôm – lúa bền vững.

Khó khăn hiện nay là việc chuyển đổi sản xuất lúa sang quy trình hữu cơ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nên phần lớn bà con nông dân còn e ngại, một số nông dân chưa muốn thay đổi tập quán sản xuất. Một số nông dân còn ít quan tâm đến việc ghi chép nhật ký sản xuất... Mặc dù vậy, mô hình đã bước đầu tác động mạnh đến nhận thức của người dân về quy trình sản xuất lúa hữu cơ. 

Diễm Trang

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

CẦN THƠ Huyện Vĩnh Thạnh đang lựa chọn các doanh nghiệp uy tín về sản xuất phân bón hữu cơ để xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ.

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Xem Thêm