Thứ sáu, 13/12/2024 | 18:03 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 15:39, 17/05/2022

Tinh hoa nông sản Việt

Hành trình chinh phục châu Âu của miến dong Bắc Kạn

Miến dong Tài Hoan, sản phẩm OCOP 5 sao, niềm tự hào của tỉnh Bắc Kạn, được nhiều người tiêu dùng trong nước tin dùng và xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Niềm tự hào của tỉnh Bắc Kạn

Miến dong Tài Hoan là sản phẩm của Hợp tác xã Tài Hoan (HTX), có địa chỉ tại thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn. Sản phẩm miến dong của HTX là sản phẩm truyền thống được làm từ năm 1965, được sản xuất thủ công với quy mô nhỏ lẻ và sản lượng khiêm tốn. Đến năm 2018, HTX Tài Hoan được thành lập với 14 thành viên, với mục tiêu nâng tầm chất lượng miến dong và mở rộng thị trường.

Từ năm 2018, sản phẩm của HTX Tài Hoan đã tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Đến năm 2021 đã vinh dự được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia, là sản phẩm duy nhất và là niềm tự hào của Bắc Kạn.

Sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan hiện nay có bao bì với nhãn mác đẹp, ghi đầy đủ các thông tin theo quy định, sản phẩm đã được kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, không có chất phụ gia và không có chất bảo quản. Hiện nay hợp tác xã Tài Hoan sản xuất đạt sản lượng miến dong hiện nay đạt hơn 200 tấn/năm, được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn cả nước.

Sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, khi triển khai thực hiện chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) đã có những thành công bước đầu, với những sản phẩm OCOP được thị trường chấp nhận. Trong đó, sản phẩm miến dong Tài Hoan của HTX Tài Hoan đã được Hội đồng OCOP cấp Quốc gia công nhận sản phẩm OCOP 5 sao và trở thành sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn đạt được danh hiệu này. Sản phẩm này không chỉ được yêu thích ở trong nước, mà đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Đây là tiền đề cho tỉnh Bắc Kạn phát triển các loại sản phẩm đặc hữu khác, mang tinh chất hàng hóa và có chất lượng cao.

Trên cơ sở những kết quả ban đầu, hiện nay hợp tác xã Tài Hoan đang đầu tư khu nhà xưởng mới rộng hơn 6.000m2 , với hệ thống dây truyền tráng miến hiện đại có giá trị đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Sau khi đi vào sản xuất sẽ cho công xuất khoảng 2 tấn miến/ngày (hiện tại là 6 tạ miến/ngày), 800 tấn miến/năm. Qua đó, sô hộ được bao tiêu sản phẩm tăng lên gấp 1,5 lần, tương đương khoảng 500 hộ dân với diện tích 70ha, sản lượng 4.200 - 4.500 tấn củ/năm.

Công suất sản phẩm của HTX Tài Hoan hiện nay khoảng hơn 200 tấn/năm. Ảnh: Toán Nguyễn.

Công suất sản phẩm của HTX Tài Hoan hiện nay khoảng hơn 200 tấn/năm. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chinh phục thị trường khó tính EU

Phải khẳng định trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn rất tích cực trong việc mang sản phẩm nông nghiệp đặc sản của tỉnh đi quảng bá thương hiệu ở trong nước và quốc tế. Qua những cuộc xúc tiến thương mại đó, thương hiệu miến dong Tài Hoan đã đáp ứng được những đòi hỏi về mẫu mã và chất lượng, được người tiêu dùng yêu thích. Cũng từ đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã xúc tiến nhập khẩu sản phẩm miến dong về thị trường EU.

Sau nhiều lần lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất độc hại tại Viện hóa học (Cộng hòa Séc), miến dong Tài Hoan đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng nên được chấp nhận xuất khẩu vào thị trường Séc nói riêng và thị trường khó tính bậc nhất thế giới nói chung là EU. Từ năm 2020, container sản phẩm miến dong đầu tiên hợp tác xã Tài Hoan đã được xuất khẩu thành công. Hiện nay, mặc dù việc xuất, nhập khẩu trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng hợp tác xã vẫn đang duy trì tốt.

Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan chia sẻ: “Để xuất được đơn hàng này là hành trình hơn 1 năm cố gắng. HTX đã nhiều lần gửi mẫu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì đóng gói, thủ tục xuất nhập khẩu. Sản phẩm miến dong Tài Hoan xuất khẩu sang CH Séc được kiểm định khắt khe về chất lượng, minh bạch về nguồn nguyên liệu trong suốt quá trình sản xuất, chúng tôi rất tự tin về điều này”.

Bà Hoan cũng nói thêm: “Nguồn nguyên liệu hiện nay được trồng tại 5 xã trên địa bàn huyện Na Rỳ, HTX ký bao tiêu sản phẩm cho 360 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng diện tích trồng dong riềng vào khoảng 50 ha, sản lượng khoảng 3.400 tấn củ. Tôi hy vọng sản phẩm miến dong Tài Hoan sẽ được sự đón nhận nhiều hơn nữa của người tiêu dùng trên cả nước và thị trường quốc tế. Như vậy không chỉ giúp đơn vị sản xuất, phát triển ổn định,  mà từ đó tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho người nông dân”.

Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan giới thiệu về dây truyền sản xuất miến dong của đơn vị. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan giới thiệu về dây truyền sản xuất miến dong của đơn vị. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nỗ lực không ngừng để vươn lên

Như bà Hoan chia sẻ, để có được như ngày hôm nay cũng là nhờ việc HTX Tài Hoan đã chủ động tham gia từ khi có Chương trình OCOP. Để đạt được kết quả 3 sao trở lên, rồi 4 sao và hiện nay là 5 sao thì đơn vị phải ngày ngày cải tiến về phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ việc quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác, yếu tố môi trường sản xuất, nâng cao kiến thức xúc tiến thương mại, bán hàng,… được quan tâm và ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Chỉ như vậy, sản phẩm miến dong Tài Hoan mới đảm bảo tiêu chuẩn cung cấp cho các trung tâm thương mại, chuỗi cung ứng nông sản, tham gia các sàn thương mại điện tử, bán hàng trên mạng xã hội, ...

Sản phẩm miến dong Tài Hoan đã được tiêu thụ trên địa bàn cả nước (một số chợ đầu mối, siêu thị Big C toàn miền Bắc, và các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng nông sản, chuỗi bán lẻ…) và xuất khẩu ra nước ngoài. Kết quả sản lượng tiêu thụ năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước, điển hình như năm 2019 tăng 200% so với năm 2018 (sản lượng từ 100 tấn lên thành 200 tấn).

Sản phẩm miến dong Tài Hoan vừa sản xuất xong và chuẩn bị được đóng hộp xuất ra thị trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm miến dong Tài Hoan vừa sản xuất xong và chuẩn bị được đóng hộp xuất ra thị trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Từ nguồn khách hàng, thị trường ổn định, HTX Tài Hoan đã chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu củ dong riềng với các hộ dân trên địa bàn huyện Na Rỳ để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.  Đơn vị này được Sở Công thương, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn, huyện Na Rỳ đánh giá là luôn thực hiện nghiêm túc việc thực hiện hợp đồng với những hộ trồng dong riềng về số lựơng, giá cả khi thu mua sản phẩm của bà con. Việc làm đó cũng đã góp phần làm gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm cây dong riềng tỉnh Bắc Kạn, đồng thời để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Cũng thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu cho nhân dân trong vùng, hợp tác xã Tài Hoan đã từng bước đã hình thành chuỗi giá trị từ khâu quy hoạch, đến thực hành sản xuất, gắn với công tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm ra. Việc ký kết  tiêu thụ nguyên liệu đã thúc đẩy sản xuất, đồng thời góp phần đưa các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất cho nhân dân trong vùng nguyên liệu của hợp tác xã.

Hiện nay HTX Tài Hoan bao tiêu sản phẩm củ dong riềng cho 360 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hiện nay HTX Tài Hoan bao tiêu sản phẩm củ dong riềng cho 360 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trong quá trình phát triển, hợp tác xã Tài Hoan đã đẩy mạnh công việc chế biến miến dong theo hướng hàng hóa, từng bước đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất gắn liền với yếu tố bảo vệ môi trường, quan tâm đến chất lượng, nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại… để hợp tác xã phát huy nội lực ngày càng phát triển hơn.

Miến dong Tài Hoàn có những đặc trưng cụ thể được nhiều người biết đến là loại miến được làm 100% bằng bột của củ dong riềng, tạo ra sợi miến có đặc điểm không nơi nào có được, đó là có ánh bạc tự nhiên. Khi nấu ăn, sợi miến không bị nát dù để quá lửa, luôn trong trạng thái dai giòn và có hương vị thơm ngon tự nhiên.

Được làm từ tinh bột, nhưng miến dong lại có tính mát, nhiều chất xơ, không chứa chất béo và bổ sung ít calo, giàu protein, ít đường không cholesterol tốt cho người tiểu đường, tim mạch, béo phì. Do đó, đây là thực phẩm tuyệt vời cho những người muốn giảm cân và duy trì cân nặng hiện tại.

Toán Nguyễn - Công Hải

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Từ ngày 6 - 8/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

HÀ TĨNH Chưa năm nào giá cam giòn ở Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao như năm nay. Đầu vụ, hiện giá cam giòn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Vườn tiêu nhiều năm đạt chuẩn hữu cơ, giá bán cao hơn thị trường 25%

Vườn tiêu nhiều năm đạt chuẩn hữu cơ, giá bán cao hơn thị trường 25%

ĐẮK NÔNG Từ nhiều năm nay, vườn tiêu của ông Hùng luôn đạt chuẩn hữu cơ do Tổ chức Control Union Hà Lan tại Việt Nam thẩm định, được thu mua giá cao hơn thị trường 25%.

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Mách bạn bí quyết đồ xôi thơm ngon, dẻo như ngoài hàng

Mách bạn bí quyết đồ xôi thơm ngon, dẻo như ngoài hàng

Làm sao để đồ xôi thơm ngon, dẻo, hạt xôi căng bóng như ngoài hàng? Bạn nhất định phải 'bỏ túi' một số bí quyết dưới đây!

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.

Xem Thêm