Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:47 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 10:41, 15/12/2023

Đưa 'trái rồng’ vươn xa [Bài 3]: Doanh nghiệp 'bắt tay' hợp tác xã

LONG AN Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn, kết hợp ứng dụng công nghệ cao với sản xuất hướng hữu cơ là hướng đi bền vững cho cây thanh long mà Long An đang triển khai.

Thanh long là một trong những cây ăn quả chủ lực của tỉnh Long An. Hiện toàn tỉnh có trên 8.900ha thanh long, diện tích cho trái trên 7.300ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức và TP Tân An. Năng suất đạt 274 tạ/ha, sản lượng đạt trên 262.000 tấn. Tính đến tháng 7/2023, toàn tỉnh có trên 4.900ha thanh long sản xuất công nghệ cao, đạt 82% kế hoạch đến năm 2025.

Sử dụng bao bọc trái non nhằm hạn chế tối đa bệnh nấm nâu cho thanh long để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Trần Phi.

Sử dụng bao bọc trái non nhằm hạn chế tối đa bệnh nấm nâu cho thanh long để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Trần Phi.

Bài liên quan

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung chỉ đạo các chi cục trực thuộc, các địa phương xây dựng những mô hình điểm trong sản xuất thanh long, trong đó tập trung hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, sản phẩm sinh học cải tạo đất, sản phẩm sinh học đối kháng nấm bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất (hệ thống tưới tiên tiến, đèn led) và các thiết bị phục vụ sản xuất (bút đo pH, bút đo độ mặn), hướng dẫn quy trình sản xuất thanh long theo hướng GAP, hữu cơ... Đồng thời, tập trung các giải pháp quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý "Thanh long Châu Thành Long An".

Mô hình trồng thanh long hướng an toàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao của HTX Long Hội (xã An Lục Long, huyện Châu Thành) là một trong những mô hình tiêu biểu. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thanh long bước đầu đã làm thay đổi tập quán canh tác của người dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Bài liên quan

Ông Trương Minh Trung, Giám đốc HTX Long Hội cho biết: “Hiện chúng tôi ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm để giảm công lao động và giá thành, tăng hiệu quả kinh tế so với sản xuất truyền thống. Toàn HTX hiện có trên 50ha thanh long với trên 60 thành viên và được Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ bao tiêu với giá ổn định, cao hơn thị trường từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm, thành viên HTX thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha”.

Khi tham gia sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao, nông dân được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả, giúp việc sản xuất trở nên an toàn và bền vững hơn. Cụ thể như mô hình tưới nước tiên tiến; ủ phân bón hữu cơ; thu gom bao bì, chai thuốc đã qua sử dụng…

Theo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An, đến nay, đã có 236 mã số vùng trồng thanh long được cấp để xuất sang các thị trường trên thế giới. Hiện Chi cục đang tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói cho các loại cây trồng nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Qua đó, nâng cao uy tín, thương hiệu, đưa trái thanh long tiếp cận những thị trường khó tính trên thế giới.

Người trồng thanh long Long An ngày càng ý thức tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thanh long xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Người trồng thanh long Long An ngày càng ý thức tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thanh long xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An cho biết: “Hiện nay, nhu cầu của thế giới về thanh long vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, ngoài yếu tố đẹp, bắt mắt, các thị trường xuất khẩu và người tiêu dùng còn quan tâm đến vấn đề sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, nông dân cần thay đổi tập quán sản xuất, tập trung xây dựng mã số vùng trồng, chú trọng sản xuất sạch, đặc biệt là các quy định, yêu cầu từ thị trường xuất khẩu để có đầu ra ổn định”.

Theo ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, để tháo gỡ khó khăn cho người trồng thanh long và giúp cây trồng này phát triển bền vững, giải pháp hiện nay là đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn; chuyển giao các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành trong thời điểm giá vật tư tăng cao. Đồng thời xử lý trái vụ và vận động nông dân tham gia vào các HTX để thực hiện tốt liên kết tiêu thụ.

“Sở sẽ tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn, hữu cơ..., triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để chủ động phục vụ xuất khẩu”, ông Thiện cho biết.

"Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp nghiên cứu, phát triển giống thanh long mới thay thế giống bị thoái hóa để đa dạng sản phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây thanh long; đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả”, ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An thông tin.

Trần Phi - Trần Trung

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm