Thứ ba, 19/11/2024 | 21:24 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 16:44, 20/11/2023

Đưa nông nghiệp công nghệ cao, hướng hữu cơ về vùng đất phèn

NINH BÌNH Ông Tống Viết Vinh là người tiên phong đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ ở vùng đất phèn huyện Yên Mô (Ninh Bình).

Bản lĩnh, thận trọng, dám nghĩ, dám làm là cảm nhận của chúng tôi khi tiếp xúc với lão nông tỷ phú Tống Viết Vinh, 62 tuổi ở xã Mai Sơn (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình). Sau khi rời quân ngũ, trở lại quê hương từ năm 1988, xuất thân từ một gia đình thuần nông, ông hiểu rõ những khó khăn từ vùng đất phèn Mai Sơn nên đã chuyển hướng sang buôn bán nông sản. Từ đó, ông đã bén duyên với nông nghiệp hữu cơ theo hướng công nghệ cao sau khi nếm trải nhiều cay đắng.

Cơ ngơi tiền tỷ trên đất phèn

Được trui rèn ở quân ngũ nên ông Vinh có ý chí rất sắt đá, không ngại thất bại, sự nhạy bén của người lính cũng được ông áp dụng vào làm nông nghiệp.

Ông Tống Viết Vinh tại mô hình trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông theo hướng hữu cơ. Ảnh: Bảo Thắng. 

Ông Tống Viết Vinh tại mô hình trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông theo hướng hữu cơ. Ảnh: Bảo Thắng. 

Xác định cây lúa trên vùng đất phèn Mai Sơn khó có thể giúp mình thoát nghèo nên ông Vinh xác định phải tìm hướng khác làm giàu. Nghĩ là làm, ông đi vay vốn khắp nơi để khởi nghiệp với nghề buôn nông sản. "Đầu tiên nó là sinh kế, sau cũng là cơ hội để mình tiếp cận những sản vật từ địa phương khác, biết được thêm những loại cây trồng phù hợp với quê hương, những cách làm mới", ông Vinh tâm sự.

Khởi đầu buôn nông sản, ông Vinh thấy cà chua được ưa chuộng, giá cao. Thấy ở vùng Thường Tín (Hà Nội), Hưng Yên có điều kiện thổ nhưỡng tương tự với đất Mai Sơn và phát triển các loại cây rau màu, nhất là cây cà chua rất tốt, ông đã bỏ công sức, thời gian đến những khu vực này để tìm tòi, học hỏi cách làm. Sau khi nắm được phương pháp, năm 1991, ông đưa cà chua, cải bắp và su hào về trồng tại quê nhà.

"Sau khi trồng được, mình mang sản phẩm vào tận Quỳ Hợp (Nghệ An) để bán nhưng do ít kinh nghiệm nên tính đi tính lại cũng may là hòa vốn", ông Vinh kể. Không nản chí, ông lại chuyển đổi toàn bộ đất hai lúa của gia đình làm rau màu nhưng hiệu quả cũng không cao nên đến năm 2013 ông lại phải tiếp tục quay về với nghề buôn nông sản.

Đến năm 2016, sau thời gian lặn lội trên thị trường nông sản, ông Vinh bén duyên với nông nghiệp hữu cơ kết hợp công nghệ cao. Nhận thấy đây là hướng đi bền vững có thể thoát nghèo nên ông tiếp tục vay vốn quay lại đầu tư làm nông nghiệp.

Khu vực trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông theo hướng hữu cơ của ông Vinh. Ảnh: Huy Bình. 

Khu vực trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông theo hướng hữu cơ của ông Vinh. Ảnh: Huy Bình. 

Lần này, ông Vinh đã trang bị cho mình vốn kiến thức đồ sộ về nông nghiệp hữu cơ cũng như nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên đã triển khai mô hình trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông một cách bài bản, quy củ.

Trong sản xuất, ông không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, bổ sung các loại chế phẩm vi sinh vào đất trồng để cải tạo đất. Hệ thống nhà màng đã được ông Vinh đầu tư xây dựng để chống sự xâm nhập của sâu bệnh hại. Rau chỉ sử dụng chế phẩm thảo dược để phòng trừ sâu bệnh hại, 100% ruộng rau màu được phủ nilon để chống cỏ dại, không sử dụng hóa chất diệt cỏ...

Khởi đầu chỉ hơn một mẫu (3.600m2) được canh tác theo hướng hữu cơ, sau đó thấy hiệu quả tăng dần nền ông Vinh tích cóp vay mượn để đầu tư tăng diện tích lên 3 mẫu, rồi 5 mẫu. Đỉnh cao vào năm 2019, ông Vinh trúng đậm vụ rau màu, tậu được cả xe hơi. Từ khi chuyển hướng làm nông nghiệp hữu cơ, gia đình ông Vinh có thu nhập nuôi 2 con ăn học, xây được nhà khang trang và tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 12 nhân công.

Khuyến nông dịch vụ hỗ trợ chuỗi liên kết nông nghiệp hữu cơ

Sau những thành công của mô hình trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình đang hỗ trợ, giúp đỡ ông Vinh làm các quy trình, thủ tục để công nhận sản phẩm OCOP cho các sản phẩm nông sản.

Mô hình của ông Vinh thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về kỹ thuật và kết nối cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm của Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình. Ảnh: Bảo Thắng. 

Mô hình của ông Vinh thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về kỹ thuật và kết nối cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm của Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình. Ảnh: Bảo Thắng. 

"Nếu đạt được sản phẩm OCOP, chúng tôi sẽ có một thương hiệu nhất định, từ đó tạo ra chuỗi liên kết trên thị trường, đưa sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm", ông Vinh kỳ vọng.

Ông Phạm Hồng Sơn – cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình đánh giá: Ông Vinh là hộ sản xuất nông nghiệp hàng hóa có kinh nghiệm, có kỹ thuật và có trình độ quản lý nên chính quyền địa phương cùng Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình đã tập trung hỗ trợ để xây dựng một mô hình tương đối đồng bộ cả về công nghệ cao, nhà lưới, nhà màng, hệ thống tưới cũng như các công nghệ khác.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao công nghệ, cử cán bộ hướng dẫn ông Vinh quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ. Trong đó tập trung vào các khâu chính như sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, đầu tư nhà lưới, nhà màng để giảm thiểu sâu bệnh...

"Có những vụ không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nếu phải sử dụng thì chỉ triệt để sử dụng các thảo mộc để hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là trên các loại rau quả ăn sống", ông Sơn nói.

Để sản xuất theo hướng hữu cơ, ông Vinh cũng tận dụng các nguồn hữu cơ tại địa phương như ủ phân chuồng hoặc các phụ phẩm của cơ sở làm nấm được tận dụng để làm giá thể sinh học. 

Một góc trang trại của ông Vinh. Ảnh: Bảo Thắng. 

Một góc trang trại của ông Vinh. Ảnh: Bảo Thắng. 

Để mô hình đạt hiệu quả cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình đã triển khai hoạt động khuyến nông dịch vụ giúp cơ sở của ông Vinh liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cung ứng dịch vụ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

"Hiện nay, Ninh Bình có chủ trương làm nông nghiệp gắn với du lịch nên an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tìm hướng nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đồng thời liên kết thêm với các cơ sở du lịch để cung cấp cho du khách những sản phẩm nông sản tốt nhất, đồng thời tăng thu nhập cho người sản xuất", ông Phạm Hồng Sơn – cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình cho biết.

Để phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ một cách bền vững, ông Vinh cũng đề nghị các ngành chức năng có cơ chế xác định rõ phân khúc cho thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Bởi khi làm hữu cơ, nông dân phải tốn thêm nhiều công chăm sóc, đội chi phí sản xuất lên cao, tuy nhiên sản phẩm lại chưa thể bán được với giá cao hơn một cách vượt trội so với sản phẩm thông thường. Bên cạnh đó, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ, tạo bước đệm ban đầu cho người làm nông nghiệp hữu cơ, bởi giai đoạn đầu sản xuất theo hướng hữu cơ, người sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn.

Huy Bình - Bảo Thắng

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Nuôi lợn đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, thách thức dịch bệnh

Nuôi lợn đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, thách thức dịch bệnh

Các mô hình nuôi lợn thịt đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, an toàn sinh học, tuần hoàn khép kín, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi...

Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả 17ha, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả 17ha, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

THANH HÓA Bà Sanh mất hơn 30 năm cải tạo vùng đồi cằn thành những vườn cây ăn quả trù phú, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 - 400 quả

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 - 400 quả

BÌNH DƯƠNG HTX Tân Mỹ nổi bật trong ứng dụng công nghệ cao trồng bưởi hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Xem Thêm