Thứ tư, 20/11/2024 | 08:58 GMT +7
Ngày 19/11, Bộ NN-PTNT làm việc với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam về đề án tổ chức “Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8” năm 2025 tại tỉnh Ninh Bình. Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam - ông Hà Phúc Mịch cho biết đã ký hiệp thư về việc Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội IFOAM hữu cơ châu Á lần thứ 8 vào năm 2025.
Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng và Nhà nước, trở thành xu hướng sản xuất nông nghiệp trong nước và hội nhập với thế giới. Việt Nam đã có chủ trương và pháp lý hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ và được các tỉnh, thành phố hưởng ứng. Nhận thức của cộng đồng về vai trò và xu thế tất yếu phát triển nông nghiệp hữu cơ đã được lan tỏa rộng rãi nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển, còn nhiều vấn đề, nội dung, kinh nghiệm cần tiếp tục trao đổi, học hỏi với bạn bè quốc tế.
Ông Hà Phúc Mịch cho biết, Hội nghị Hữu cơ châu Á là sự kiện hữu cơ quy tụ các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các lãnh đạo chính quyền địa phương của khoảng 33 quốc gia. Đây là cơ hội để Ninh Bình nói riêng, Việt Nam nói chung học hỏi, tham khảo từ các quốc gia trong khu vực, quốc tế về phát triển nông nghiệp hữu cơ, góp phần quảng bá con người, du lịch và sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ của tỉnh Ninh Bình nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung.
“Thông qua Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8, các sản phẩm nông sản hữu cơ chất lượng cao và các sản phẩm OCOP của Việt Nam sẽ được giới thiệu rộng rãi. Vì vậy, đây là dịp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu của Việt Nam ra thế giới, thúc đẩy sự phát triển của ngành dược liệu trong nước.
Đồng thời, sự kiện không chỉ giúp Ninh Bình khẳng định sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội mà còn góp phần nâng cao hình ảnh đất nước Việt Nam, thể hiện sự hội nhập và phát triển bền vững trong cộng đồng quốc tế”, ông Hà Phúc Mịch cho biết.
Tại buổi làm việc, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cũng chia sẻ thêm các góp ý liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ nước ta. Liên quan đến Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về Đề án phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, ông Hà Phúc Mịch đề xuất cần có đánh giá số liệu cụ thể tại giai đoạn 1 (2020 - 2025) như diện tích đất đai, chỉ số, sản lượng sản phẩm nông sản hữu cơ của từng tỉnh... Từ đó đưa ra những nhận định chính xác và xem xét các điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo đến năm 2030 sẽ đạt được các mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ đã đề ra.
Ông Hà Phúc Mịch đề xuất thêm Bộ NN-PTNT cho phép xã hội hóa các chương trình đào tạo về nông nghiệp hữu cơ.
Lắng nghe những chia sẻ và đề xuất từ Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Hiện nay, quản lý nhà nước phải theo hướng tư duy mở. Nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp hữu cơ ở địa phương còn hạn chế nên công tác đào tạo nhân lực là ưu tiên hàng đầu. Bộ NN-PTNT đồng ý cho Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam xã hội hóa các chương trình đào tạo về nông nghiệp hữu cơ.
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT sẽ hỗ trợ Hiệp hội trong việc giới thiệu các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình này, từ đó mở rộng mạng lưới hợp tác và nâng cao hiệu quả đào tạo, phát triển nông nghiệp hữu cơ vươn tầm thế giới”.
Bộ NN-PTNT cũng sẽ tham gia chủ trì và phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trong việc thu thập và cung cấp cơ sở dữ liệu hữu cơ của Việt Nam.
Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đề xuất Bộ NN-PTNT cho phép xã hội hóa các chương trình đào tạo về nông nghiệp hữu cơ.
HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.
Các mô hình nuôi lợn thịt đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, an toàn sinh học, tuần hoàn khép kín, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi...
THANH HÓA Bà Sanh mất hơn 30 năm cải tạo vùng đồi cằn thành những vườn cây ăn quả trù phú, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.