Thứ năm, 05/12/2024 | 01:57 GMT +7
Được sự hỗ trợ của Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển, vụ hè thu 2021, Nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã thực hiện gieo trồng 10 ha lúa bằng hình thức canh tác tự nhiên. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Trồng lúa bằng kỹ thuật canh tác tự nhiên là phương thức sản xuất mới. Phương thức sản xuất này khác rất nhiều so với sản xuất lúa thông thường, sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh đều được chế biến từ nguyên liệu sẵn có tại hộ gia đình như các loài ốc, cá tạp, vỏ trứng, rau khoai, thân cây chuối, ớt, tỏi… nông dân sản xuất ra các chế phẩm vi sinh nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thay vì sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV.
Kỹ sư Trần Thị Thúy, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị, cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình cho biết trong quá trình thực hiện, nông dân được hướng dẫn thực hiện '3 không": Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc trừ cỏ, không sử dụng phân hóa học mà sử dụng bằng các chế phẩm sinh học tự điều chế từ thảo dược và sản phẩm nông nghiệp, thủy sản có sẵn trên địa bàn.
Ngoài khâu làm đất và thu hoạch, các công đoạn khác chủ yếu bằng lao động thủ công. Sản phẩm tạo ra là gạo sạch được đăng ký chất lượng theo quy định. Khi tham gia các lớp tập huấn của mô hình, các hộ sẽ hiểu được lợi ích của canh tác tự nhiên, biết cách làm các chế phẩm sinh học từ các vật liệu rất đơn giản như cơm, đường, trái cây, thân cây, ốc, cá…
Chị Nguyễn Thị Lựu, thôn Vân Tường (xã Triệu Trạch) cho biết. Thực hiện mô hình lúa canh tác tự nhiên, tuy triển khai có tốn nhiều công chăm sóc nhưng bù vào đó giá bán cao hơn. Lợi ích mà mô hình đem lại là một môi trường sống trong lành, bảo vệ sức khỏe cho chính bà con.
Mặc dù đây là vụ đầu tiên bà con sản xuất theo phương thức này, nhưng năng suất lúa canh tác tự nhiên đạt 53 - 54 tạ/ha, gần tương đương lúa thông thường.
Ông Lê Công Pháp, Nhóm trưởng Nhóm canh tác tự nhiên, xã Triệu Trạch cho hay: Trong thời điểm người dân lo lắng nhiều về sử dụng nông sản không an toàn như hiện nay thì việc sản xuất lúa bằng phương thức canh tác tự nhiên sẽ là hướng đi mới có thể cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.
Đầu tư thực hiện mô hình sẽ giúp người dân trong khu vực và trực tiếp là nhóm trồng lúa canh tác tự nhiên sẽ thay đổi được lối canh tác truyền thống và thay vào đó là phương thức canh tác mới an toàn hơn cho con người, môi trường và sinh thái, đem lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, người dân được trang bị về kiến thức khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ về kiến thức tìm kiếm thị trường và liên kết tiêu thụ nông sản.
Ông Trần Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Trạch cho biết: Ưu điểm lớn nhất của mô hình là người dân có thể sản xuất ra nông sản sạch cung ứng cho thị trường, họ được bảo vệ sức khỏe khi không tiếp xúc với hóa chất độc hại.
“Chúng tôi cũng đã phối hợp với Công ty Thương mại Quảng Trị và HTX Nông sản sạch Triệu Phong để bao tiêu sản phẩm lúa canh tác tự nhiên cho bà con. Định hướng của UBND xã trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện mô hình canh tác tự nhiên và sẽ nhân rộng cho các đơn vị trên địa bàn toàn xã”, ông Đông nói.
Sử dụng phương pháp canh tác tự nhiên tác động tích cực đến môi trường xung quanh, tới sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Việc xây dựng mô hình sẽ là cơ hội, là động lực cho địa phương và nhân dân mở rộng quy mô sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, môi trường sinh thái được cải thiện, điều kiện sống và thu nhập, kinh tế của người dân dần được tăng lên.
Còn ông Lê Công Giáo, thôn Linh An, xã Triệu Trạch cho biết, ruộng lúa gia đìnhg ông được phun chế phẩm dinh dưỡng và thảo mộc do đó lội không còn bị ngứa, phun xong không bị mệt như phun hóa chất bảo vệ thực vật.
“Các con tôi, thỉnh thoảng vẫn theo tôi ra thăm đồng lúa, không còn sợ ảnh hưởng sức khỏe như trước nữa. Nhờ áp dụng canh tác tự nhiên mà vụ này vùng ruộng của gia đình tôi lúa không bị đạo ôn. Trên ruộng có nhiều ếch nhái xuất hiện trở lại.
Nếu làm mô hình canh tác tự nhiên này mà nhà nào tích cực và nhiệt tình làm thì sản lượng không thua gì mấy lúa sản xuất thông thường, mà chất lượng lại cao hơn. Những vụ tới tôi vẫn tiếp tục áp dụng làm và nhân rộng”, ông Giáo vui vẻ nói.
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.
ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.
LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.
SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.
Là một trong số các địa phương tiên phong xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả rõ nét.
QUẢNG NINH Anh Đại nghĩ, các cụ hồi xưa chỉ sử dụng phân chuồng mà cây vẫn tươi tốt, cho năng suất cao, đất đai màu mỡ... nên quết tâm chuyển sang sản xuất hữu cơ.
ĐẮK NÔNG 'Vườn mắc ca này sẽ là một điểm du lịch sinh thái bền vững. Đó là lý do tôi trồng cây thực sinh mật độ thưa và canh tác theo quy trình hữu cơ'.
YÊN BÁI Khi sử dụng vật tư đầu vào sinh học, giun trong đất tăng lên, độ tơi xốp được cải thiện, cây trồng sinh trưởng tốt, giảm được nhiều chi phí.
ĐẮK NÔNG 'Mục tiêu của chúng tôi là cùng nông dân canh tác cà phê theo quy trình hữu cơ và mang đến cho khách hàng những ly cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng'.