Thứ năm, 12/12/2024 | 20:50 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 06:45, 16/01/2024

Bắc Hà - điểm sáng nông nghiệp hữu cơ

Đến hết năm 2023, huyện Bắc Hà đã trở thành địa phương sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất tỉnh Lào Cai với hơn 3.388ha (gồm chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ.

“Quả ngọt” từ nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế chung của nông nghiệp toàn cầu, hướng đến những giá trị bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường sống. Đối với huyện vùng cao như Bắc Hà, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là thói quen canh tác truyền thống rất phù hợp để chuyển đổi theo hướng hữu cơ. Có thể nói đây là thế mạnh, tiềm năng trong phát triển nông nghiệp của huyện. Đến hết năm 2023, toàn huyện có 3.388,44ha (gồm chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Bắc Hà đã từng bước hình thành, gắn với sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. 

Nông dân Bắc Hà tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Lưu Hòa.

Nông dân Bắc Hà tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Lưu Hòa.

Chè shan tuyết Bắc Hà là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2023, Bắc Hà có thêm 444,5ha chè shan tuyết được chứng nhận hữu cơ, nâng tổng diện tích chè shan tuyết được chứng nhận hữu cơ trên địa bàn huyện lên hơn 1.141ha, với các chứng nhận hữu cơ EU, Canada, Hoa Kỳ...

Hiện tổng diện tích quế toàn huyện Bắc Hà đạt 10.471ha, trong đó đã thực hiện chuyển đổi và chứng nhận hữu cơ chuẩn EU, Hoa Kỳ từ năm 2019 đến nay với diện tích 2.247ha/683 hộ tại 03 xã (Nậm Đét, Nậm Lúc và Bản Cái). Sản xuất quế đã mang lại thu nhập trên 252 tỷ đồng mỗi năm cho 14 xã trong huyện Bắc Hà, chiếm 20 - 25% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện, là nguồn thu nhập rất lớn cho các hộ nông dân, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ngoài cây chè và cây quế, các cây trồng, vật nuôi khác cũng đang được huyện Bắc Hà quan tâm, định hướng chỉ đạo thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ để nâng cao giá trị như: Cây ăn quả ôn đới; cây rau trái vụ, rau an toàn; cây dược liệu; chăn nuôi lợn đen bản địa hữu cơ, chăn nuôi gà địa phương hữu cơ...

Nông dân huyện Bắc Hà cùng nhau chia sẻ cách phòng trừ sâu bệnh hại quế theo hướng an toàn sinh học. Ảnh: Lưu Hòa.

Nông dân huyện Bắc Hà cùng nhau chia sẻ cách phòng trừ sâu bệnh hại quế theo hướng an toàn sinh học. Ảnh: Lưu Hòa.

Sản xuất hữu cơ đã góp phần giảm thiểu sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp lại gần với thiên nhiên. Thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục định hướng duy trì và phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, cụ thể: Đến năm 2025, mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác thông thường sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên 5.000ha bao gồm quế, chè (chuẩn hệ thống Hiệp hội Hữu cơ Quốc tế - IFOAM), dược liệu tự nhiên, cây ăn quả ôn đới, rau (chuẩn hữu cơ Việt Nam)… Giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên 10.000ha gồm quế, chè, dược liệu tự nhiên (chuẩn IFOAM), cây ăn quả ôn đới, rau, lúa đặc sản, chăn nuôi bản địa (chuẩn hữu cơ Việt Nam)…

Sẽ tổ chức các cuộc thi về nông nghiệp hữu cơ

Bên cạnh kết quả đã đạt được, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Bắc Hà còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Nhận thức của người sản xuất về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế; phần lớn các hộ nông dân Bắc Hà sản xuất với quy mô hộ gia đình, nhỏ, manh mún nên khó để lập đội, nhóm sản xuất hữu cơ; sản xuất chủ yếu theo phương pháp truyền thống; một bộ phận hộ nông dân chưa quan tâm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc, vì vậy năng suất thấp, bấp bênh… Thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất hữu cơ, cụ thể:

Vùng chè shan tuyết hữu cơ tạo thu nhập ổn định cho hơn 300 hộ dân với hơn 1.500 lao động của xã Bản Liền (huyện Bắc Hà), tổng thu nhập trên 94 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Lưu Hòa.

Vùng chè shan tuyết hữu cơ tạo thu nhập ổn định cho hơn 300 hộ dân với hơn 1.500 lao động của xã Bản Liền (huyện Bắc Hà), tổng thu nhập trên 94 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Lưu Hòa.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết, tính tất yếu và hiệu quả của phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và phát triển cây chè, cây quế nói riêng. Đặc biệt với nông dân phải xóa bỏ tâm lý nghĩ và làm theo kinh nghiệm, ngại thay đổi; có cam kết chặt chẽ trong việc canh tác theo quy trình hữu cơ (không bón phân hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu độc hại, không hóa chất, không chất kích thích sinh trưởng...); cam kết bán sản phẩm cho hợp tác xã, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm.

- Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ phát triển cây chè, cây quế hữu cơ. Trong giai đoạn 2023 - 2025, huyện đang xây dựng 02 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây chè shan tuyết hữu cơ, 02 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây quế hữu cơ từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời sẽ bố trí ngân sách địa phương để thực hiện một số nội sung, mô hình điểm để từ đó có cơ sở nhân rộng trên địa bàn.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ quản lý các cấp, đặc biệt tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cho người dân. Hàng năm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về canh tác hữu cơ; phát động các đợt ra quân trồng, chăm sóc các loại cây trồng hữu cơ trên địa bàn huyện.

Nông dân xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) giúp nhau chăm sóc cây quế hữu cơ. Ảnh: Lưu Hòa.

Nông dân xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) giúp nhau chăm sóc cây quế hữu cơ. Ảnh: Lưu Hòa.

Nông dân huyện Bắc Hà đang đứng trước cơ hội tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu huyện đã đề ra về sản xuất nông nghiệp trong từng giai đoạn, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao việc làm tại chỗ và phát triển kinh tế gia đình.

Lưu Hòa

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.

Nông nghiệp hữu cơ, nhìn từ Vĩnh Phúc

Nông nghiệp hữu cơ, nhìn từ Vĩnh Phúc

Là một trong số các địa phương tiên phong xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả rõ nét.

Xem Thêm