Thứ bảy, 27/04/2024 | 00:14 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 17:30, 07/12/2023

Xây dựng thương hiệu chè quốc tế RA

HÀ TĨNH Công ty CP Chè Hà Tĩnh đang xây dựng thương hiệu chè quốc tế RA nhằm hướng đến thị trường EU với giá trị tăng gấp 2 lần so với các nước Trung Đông.

Thời điểm này đã kết thúc vụ thu hoạch chè năm 2023, người dân đang tập trung đốn tỉa, chăm sóc các diện tích, chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất năm 2024. Theo người trồng chè, năm nay mặc dù giá phân bón, nhân công tăng cao nhưng giá thu mua chè búp tươi của các xí nghiệp tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2022 nên hiệu quả kinh tế thu về đạt cao.

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có hơn 850ha chè liên kết sản xuất giữa người dân với doanh nghiệp. Ảnh: Hưng Phúc.

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có hơn 850ha chè liên kết sản xuất giữa người dân với doanh nghiệp. Ảnh: Hưng Phúc.

Chị Nguyễn Thị Liên, ở xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn phấn khởi cho biết, gia đình chị có 10 sào chè công nghiệp LDP2 và PH1. Nhờ chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nên năm nay toàn bộ diện tích chè đều sinh trưởng, phát triển tốt, búp chè non mọc lên tua tủa, xanh ngát cả một vùng.

“Với giá bán bình quân 6.500 đồng/kg chè búp tươi, năm nay diện tích chè của gia đình đem lại lợi nhuận hơn 120 triệu đồng, cao hơn năm ngoái khoảng 20 triệu đồng”, chị Liên nói.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 850ha chè liên kết sản xuất với doanh nghiệp tại các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn. 10 tháng năm 2023, Công ty CP Chè Hà Tĩnh đã xuất khẩu hơn 1.740 tấn chè khô, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4 triệu USD. Hiện thị trường chính của doanh nghiệp này là các nước Trung Đông như Afghanistan, Pakistan, Arab Saudi...

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Sánh, Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn (thuộc Công ty CP chè Hà Tĩnh) thông tin, tính đến cuối tháng 11/2023, sản lượng chè thu mua của đơn vị đạt hơn 4.800 tấn, tăng hơn 700 tấn so với năm 2022; sản lượng chế biến, xuất khẩu hơn 1.100 tấn chè khô; ước doanh thu xấp xỉ 39 tỷ đồng.

“Mặc dù sản lượng tăng nhưng do ảnh hưởng của thị trường thế giới, giá vật tư đầu vào, nhân công leo thang nên hiệu quả kinh doanh của đơn vị gặp khá nhiều khó khăn.

Để đảm bảo thu nhập cho 1.060 hộ dân ở các xã Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn liên kết trồng chè với xí nghiệp, chúng tôi chấp nhận đưa lợi nhuận xuống mức thấp nhất, tăng giá thu mua chè búp tươi cho người dân, có thời điểm lên đạt 7.100 - 7.200 đồng/kg. Tất nhiên, điều kiện để được thu mua với giá cao như vậy bắt buộc người dân tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất chè an toàn”, ông Sánh chia sẻ.

Theo ông, từ nhiều năm nay, để khuyến khích người dân sử dụng phân hữu cơ nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất, đảm bảo chất lượng chè sạch, Xí nghiệp chè Tây Sơn thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển 150 ngàn đồng/tấn phân chuồng từ nhà ra đồng. Nhờ vậy, lượng phân hữu cơ người dân sử dụng bón cho cây chè tăng từ 400 tấn/năm (2019) lên hơn 2.000 tấn/năm (2023).

Bên cạnh chính sách hỗ trợ kích cầu, xí nghiệp cũng cương quyết “nói không” với thu mua sản phẩm chè búp tươi của những hộ sử dụng phân bón hoá học. Đặc biệt, việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh (theo chu kỳ mỗi năm 3 lần, mỗi lần 300 lít chế phẩm sinh học) cũng do xí nghiệp đảm nhận, tránh tình trạng phun tràn lan không hiệu quả.

Các doanh nghiệp đang xây dựng thương hiệu chè theo tiêu chuẩn RA để vươn ra thị trường EU. Ảnh: Hưng Phúc. 

Các doanh nghiệp đang xây dựng thương hiệu chè theo tiêu chuẩn RA để vươn ra thị trường EU. Ảnh: Hưng Phúc. 

Hiện tại, Xí nghiệp chè Tây Sơn nói riêng, Công ty CP chè Hà Tĩnh nói chung đang “đón sóng” Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, tập trung xây dựng thương hiệu chè quốc tế RA để vương ra thị trường các nước EU.

Đại diện Công ty CP chè Hà Tĩnh cho biết, để lấy được chứng chỉ RA, công ty phải hoàn thành 119 tiêu chí. Trong đó, có những tiêu chí rất khó như: bảo tồn hệ sinh thái vùng sản xuất; bảo tồn động vật hoang dã vùng đệm; kiểm soát rác, hóa chất dùng trên đất sản xuất chè; sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối;…

Trong tương lai, để nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển, Công ty CP chè Hà Tĩnh sẽ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo hướng hữu cơ, thực hiện quy trình sản xuất theo các tiêu chí quốc tế.

Ông Võ Tá Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là cơ hội, triển vọng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng, trong đó có sản phẩm chè.

Tại Hà Tĩnh, để sản phẩm chè đáp ứng được các tiêu chuẩn vươn sang thị trường EU, Sở Công thương phối hợp các cơ quan chức năng liên quan tiếp tục tuyên truyền để các doanh nghiệp, người dân nắm bắt những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA; tích cực đồng hành, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hồ sơ, thủ tục cho các doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thay đổi tập quán sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cho người dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường các nước phát triển.

Thanh Nga

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm