Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:39 GMT +7
Theo TS Ngô Kiều Oanh, chủ Trang trại Đồng Quê Ba Vì (Ba Vì, Hà Nội), du lịch nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam những năm gần đây đã được nhiều địa phương chú trọng phát triển dưới các hình thức trải nghiệm theo điều kiện đặc thù của mình.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), du lịch nông thôn là tất cả các hình thức du lịch hoạt động trong không gian nông thôn có đầy đủ chức năng là không gian mở, tiếp xúc với thiên nhiên, di sản, xã hội truyền thống, có sự kết nối với các cộng đồng gia đình làng xóm.
TS Ngô Kiều Oanh chia sẻ, từ năm 2008 đến nay, Trang trại Đồng quê Ba Vì đã thí điểm thực hiện xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp mang tính gợi mở tại vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì.
Trang trại đã tiến hành các hoạt động nông nghiệp để kết nối cộng đồng du lịch trong và ngoài vùng Ba Vì. Đó là xây dựng các tour du lịch nông nghiệp, đóng góp vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc (có sự giao thoa Kinh, Mường, Dao), không gian cộng đồng nông nghiệp truyền thống và các sản vật gốc thiên nhiên.
Mục tiêu nhắm tới của mô hình là xác định phục vụ chu đáo các đối tượng du khách trong và ngoài nước đối với du lịch nông nghiệp, đặc biệt là các trường học và các gia đình, cơ quan đến từ trung tâm Hà Nội gắn với các mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ.
Mô hình cũng góp phần gắn kết chặt chẽ với cộng đồng nông dân của các làng nghề nông nghiệp truyền thống xung quanh trang trại, trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ lưỡng lịch sử văn hóa hình thành sản vật trồng trọt và chăn nuôi.
Từ đó, mô hình không những có các thông tin thật sự hấp dẫn du khách mà còn trở thành đơn vị giới thiệu quảng bá rất hiệu quả và tích cực các sản phẩm nông nghiệp xanh - sạch - an toàn của vùng cho người tiêu dùng.
Đặc biệt, du khách đến từ thành phố sẽ được tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ nguồn gốc thiên nhiên như: Rau rừng, rau gia vị, rau thảo dược...
Trang trại cũng tiến hành đào tạo cho các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp là con em tại địa phương nơi tất cả các kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp, tham gia vào việc đào tạo cho các nông hộ liên kết nằm trong tour du lịch nông nghiệp.
Trang trại cũng xây dựng các quan hệ liên kết trong và ngoài vùng thông qua thị trường du khách, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của vùng như: Thảo dược, sữa, chè, rau sạch (rau gia vị và rau thảo dược), gà đồi, thịt bê. Đây là những sản phẩm được đăng ký thành sản phẩm OCOP của TP Hà Nội.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện có rất nhiều vùng rau an toàn, rau hữu cơ, VietGAP trên địa bàn Thủ đô đã hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn có thương hiệu và hoạt động hiệu quả.
Rất nhiều sản phẩm rau an toàn, rau VietGAP, đặc biệt rau hữu cơ tại các vùng quy hoạch của Thủ đô trong những năm qua đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao, là tiền đề quan trọng để hình thành nên các vùng du lịch nông nghiệp sinh thái.
Hiện đã có một số trang trại rau hữu cơ phát triển hiệu quả loại hình du lịch nông nghiệp như: Trang trại Hoa Viên, Thung lũng Ngọc Linh (Thạch Thất), Nông trại hữu cơ Tuệ Viên (Long Biên), Nông trại hữu cơ Dfarm (Gia Lâm), Trang trại Đồng Quê, Bavi Biofarm, Organica, Khu sinh thái Tiên Linh (Bà Vì)…
ĐẮK NÔNG 'Mục tiêu của chúng tôi là cùng nông dân canh tác cà phê theo quy trình hữu cơ và mang đến cho khách hàng những ly cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng'.
ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.
QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.
HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.