Thứ tư, 20/11/2024 | 23:15 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 19:31, 09/10/2024

Về nơi có gần 40.000ha lúa sinh thái trên đất nuôi tôm

CÀ MAU Sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp Cà Mau đạt nhiều chứng nhận quốc tế, các chứng nhận này giúp tôm Việt Nam rộng đường xuất khẩu đến các quốc gia khó tính nhất.
Mô hình tôm - lúa đạt chứng nhận ASC tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình (Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình tôm - lúa đạt chứng nhận ASC tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình (Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ hệ sinh thái

Tỉnh Cà Mau có gần 40.000ha lúa sinh thái trên đất nuôi tôm đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận. Gần 800ha lúa được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ trong nước và quốc tế. Có trên 19.000ha tôm - rừng được chứng nhận tôm sinh thái và trên 20.000ha lúa an toàn chất lượng cao.

Đến nay, Cà Mau đã thực hiện trên 10 liên kết sản xuất và tiệu thụ lúa an toàn, lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị, trong đó có nhiều nhãn hiệu gạo được chứng nhận hữu cơ.

Có được kết quả này là nhờ nỗ lực không nhỏ của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp, nhất là vài trò của doanh nghiệp và bà con nông dân tham gia trong chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - ông Lê Văn Sử chia sẻ: Thời gian qua, tỉnh Cà Mau khuyến khích nông dân sản xuất ở các vùng sinh thái có điều kiện theo hướng hữu cơ, tập trung tạo ra các sản phẩm xanh, sạch. Tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận với nông dân, hợp tác với nông dân xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Hơn 19.000ha tôm - rừng tại Cà Mau đã đạt được các chứng nhận quốc tế. Ảnh: Trọng Linh.

Hơn 19.000ha tôm - rừng tại Cà Mau đã đạt được các chứng nhận quốc tế. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu nuôi trồng thủy sản gắn liền với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa học, không sử dụng các sản phẩm gây biến đổi gen, hạn chế đến mức thấp nhất tác động của việc nuôi trồng thủy sản đến môi trường.

Bà Mai Thùy Trang, Giám đốc HTX Tài Thịnh Phát Farm (xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) cho biết: Ban đầu gia đình bà có 6ha nuôi thủy sản (tôm, cua, cá...) tự nhiên trong rừng ngập mặn theo mô hình sinh thái. Sau thời gian thử nghiệm và hoàn thiện quy trình nuôi, sơ chế, đóng gói tới thị trường tiêu thụ sản phẩm, đến nay, HTX đã mở rộng diện tích vùng nguyên liệu lên gần 1.500ha với sự liên kết của 50 hộ nông dân trong vùng.

Giám đốc Hợp tác xã Tài Thịnh Phát Farm cho biết thêm: HTX đã khép kín được chuỗi từ nuôi trồng cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể cảm nhận được chất lượng thực sự của sản phẩm. Việc xây dựng được chuỗi giá trị góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ hệ sinh thái. Mục tiêu của HTX là xây dựng vùng nguyên liệu, tạo sinh kế bền vững cho người dân, tạo vùng nuôi trồng tự nhiên, giữ gìn hệ sinh thái ngập mặn của Cà Mau. 

Mô hình tôm - lúa tại huyện Trần Văn Thời mang hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình tôm - lúa tại huyện Trần Văn Thời mang hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, HTX Tài Thịnh Phát Farm đã sản xuất hơn 10 sản phẩm ở 3 nhóm chính gồm sản phẩm đông lạnh, sơ chế và chế biến sâu. Các sản phẩm chủ yếu theo thời vụ như cá kèo vuông, tôm sú, tôm đất, tôm bạc đông lạnh. Mỗi tháng HTX tiêu thụ từ 10 - 15 tấn nguyên liệu cho bà con, doanh thu hàng tháng lên đến hơn 700 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương. 

Nơi có nhiều chứng nhận quốc tế

Huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) hiện có diện tích đất lâm nghiệp kết hợp nuôi thủy sản trên 53.000ha. Hiện tại, các tổ chức quốc tế đã chứng nhận 9.300ha với hơn 1.800 hộ nuôi.

Nông dân Lê Minh Tỵ ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cho biết: Nuôi tôm sinh thái ở huyện Ngọc Hiển có lợi nhuận hơn so với những loại hình khác. Tôm nguyên liệu được bán tại các trạm thu mua của các công ty đã được kiểm định.

Nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất của Công ty TNHH Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất của Công ty TNHH Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú. Ảnh: Trọng Linh.

Những năm qua, Công ty TNHH Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng tham gia xây dựng vùng nuôi tôm trên địa bàn xã Trí Lực (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm (ASC) vào tháng 10/2023.

Mới nhất, chứng nhận BAP về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt của Tổ chức Liên minh thủy sản toàn cầu (GAA) đã được cấp cho vùng chuyên canh lúa – tôm tại xã Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình). Đây là những mô hình được cả thị trường trong nước và quốc tế đánh giá cao, mang lại hiệu quả tốt trong sản xuất.

Ông Lâm Thái Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú chia sẻ: Chứng nhận BAP là cơ sở để doanh nghiệp phối hợp với UBND xã Biển Bạch Đông cùng các hộ dân tiếp tục mở rộng mô hình với mục tiêu 100% diện tích vùng chuyên canh lúa - tôm (khoảng 4.000ha).

Trọng Linh

Một buổi sáng thức giấc giữa vườn cam đang độ chín vàng

Một buổi sáng thức giấc giữa vườn cam đang độ chín vàng

Hòa Bình Tôi thức dậy giữa tiếng gà gáy, ngoài cửa lều là một khung cảnh đẹp mơ màng, những quả cam chín vàng như những cây thông Noel khổng lồ nổi bật trên nền trời xanh.

Trang trại 'trái cây vua' canh tác hữu cơ, xuất khẩu giá cao chót vót

Trang trại 'trái cây vua' canh tác hữu cơ, xuất khẩu giá cao chót vót

ĐẮK NÔNG Vườn 'trái cây vua' này không chỉ mang lại giá trị cao, bền vững mà còn là điểm tham quan, học hỏi của nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh, thu hút khách du lịch.

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Nuôi lợn đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, thách thức dịch bệnh

Nuôi lợn đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, thách thức dịch bệnh

Các mô hình nuôi lợn thịt đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, an toàn sinh học, tuần hoàn khép kín, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi...

Xem Thêm