Thứ tư, 24/04/2024 | 07:22 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 19:08, 31/05/2020

Vải thiều đi Nhật: Kiến nghị cơ chế đặc biệt với chuyên gia giám sát

Để đảm bảo thời vụ, thời gian, khối lượng xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, Bộ NN-PTNT kiến nghị không áp dụng quy định cách ly tối thiểu 14 ngày với chuyên gia Nhật.
Chuyên gia Nhật Bản (đeo kính bên phải) kiểm tra mô hình thí nghiệm xông khử trùng vải xuất khẩu tại Cục Bảo vệ thực vật ngày 28/5/2019. Ảnh: Nguyên Huân.

Chuyên gia Nhật Bản (đeo kính bên phải) kiểm tra mô hình thí nghiệm xông khử trùng vải xuất khẩu tại Cục Bảo vệ thực vật ngày 28/5/2019. Ảnh: Nguyên Huân.

Ngày 28/5, Bộ NN-PTNT đã có văn bản số 3562/BNN-BVTV gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 về việc xem xét và cho phép chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản được áp dụng cơ chế đặc biệt, không phải áp dụng thời gian cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn để trái vải của Việt Nam được phép xuất khẩu như yêu cầu của phía Nhật Bản.

Bộ NN-PTNT cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Hải Dương cùng Sở Y tế và Sở NN-PTNT của hai tỉnh để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trong thời gian chuyên gia Kiểm dịch thực vật Nhật Bản làm việc tại hai tỉnh này theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo.

Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch và xử lý từng lô vải xuất khẩu và chỉ những lô vải được chuyên gia kết luận đã xử lý thành công mới được phép đưa đi xuất khẩu.

Bộ NN-PTNT hiện đang là cơ quan giải quyết hàng rào kỹ thuật để mở cửa cho trái vải thiều tươi của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản. Trong suốt 4 năm qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ Nông – Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã làm thí nghiệm, thảo luận kỹ thuật và đàm phán điều kiện nhập khẩu về kiểm dịch thực vật.

Hiện mọi quy trình, điều kiện, thủ tục xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam sang Nhật Bản đã sẵn sàng, chỉ đợi chuyên gia Nhật sang kiểm tra, giám sát. Ảnh: Ppd.

Hiện mọi quy trình, điều kiện, thủ tục xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam sang Nhật Bản đã sẵn sàng, chỉ đợi chuyên gia Nhật sang kiểm tra, giám sát. Ảnh: Ppd.

Đến ngày 15/12/2019, MAFF đã đồng ý với Bộ NN-PTNT điều kiện nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản. Theo quy định, trước khi xuất khẩu cần kiểm tra để đăng ký cho các cơ sở khử trùng đủ điều kiện thực hiện công tác khử trùng vải xuất khẩu.

Đối với hoạt động này, vào tháng 3/2020, MAFF đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN-PTNT, kiểm tra kỹ thuật và đăng ký cho 3 cơ sở xử lý. Theo đó, Cục BVTV đã tiến hành kiểm tra và gửi báo cáo cho MAFF vào tháng 4/2020.

Hiện, hai cơ quan kỹ thuật của hai Bộ liên tục trao đổi, giải đáp các vấn đề về kỹ thuật khử trùng, kiểm dịch thực vật. Theo Bộ NN-PTNT, dự kiến ngày 3/6 tới đây chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản sẽ có mặt tại Việt Nam.

Nguyên Huân

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.

Mục tiêu 20.000ha quế có chứng nhận hữu cơ

Mục tiêu 20.000ha quế có chứng nhận hữu cơ

YÊN BÁI Yên Bái đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích ổn định khoảng 90.000ha, trong đó phấn đấu diện tích quế tập trung chuyên canh 35.000ha, khoảng 20.000ha được cấp chứng nhận hữu cơ.

Hợp tác xã có 1.000ha quế hữu cơ

Hợp tác xã có 1.000ha quế hữu cơ

YÊN BÁI_ Một hợp tác xã ở Yên Bái có gần 1.000ha quế hữu cơ với hơn 800 hộ tham gia, sản phẩm xuất sang các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài cuối] Biến nắng nóng thành lợi thế

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài cuối] Biến nắng nóng thành lợi thế

Xác định nông nghiệp công nghệ cao là ‘sinh lộ’ của vùng đất có thời tiết khắc nghiệt, Ninh Thuận quyết tâm nhân rộng những mô hình đã chứng minh có hiệu quả.

Xem Thêm