Thứ tư, 06/11/2024 | 17:09 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 17:09, 06/11/2024

Tưới nước lợ cho táo thêm giòn, đậm vị

HẢI PHÒNG Khi được chủ vườn táo Đại Mật giới thiệu về việc tưới nước lợ cho quả thêm giòn, thêm đậm vị, tôi phải hỏi đi hỏi lại chị xem có nghe nhầm hay không.
Chị Rua tưới nước lợ cho quả táo thêm giòn, vị đậm. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Rua tưới nước lợ cho quả táo thêm giòn, vị đậm. Ảnh: Dương Đình Tường.

Dưới bóng mát của những cây táo Đại Mật, chúng tôi cùng trò chuyện trong tiếng vo ve của lũ ong đi tìm mật. Năm nay lứa hoa đầu dính bão Yagi nên rụng gần hết, nhiều cành lá bị dập, giờ cây mới phục hồi để ra lứa hoa thứ hai.

Chị Vũ Thị Rua ở thôn Tân Quang, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) vốn là công nhân giày da, sau khi lập gia đình, thấy đất ở quê mình bị bỏ hoang nên xin thuê để trồng cây ăn quả. Lúc đầu chị trồng mít Thái nhưng giá rẻ mà vẫn không bán được nên chặt đi trồng hồng Xiêm, bưởi thì thấy không hợp với thổ nhưỡng đất cát và nước mặn nơi đây nên lại bỏ để trồng na nhưng cũng thất bại.

"Học phí" chị phải trả rất nhiều, kể cả bằng tiền lẫn bằng thời gian mấy năm trời cho đến năm 2018, tưởng rằng tìm được thứ cây phù hợp là táo lê Đài Loan nhưng lại gặp vấn đề quả đẹp mà ăn không ngọt và còn có giòi. Đó cũng là lúc mà quả táo lê Đài Loan lên đến đỉnh điểm của sự ưa chuộng trên thị trường nhưng chị vẫn quyết định chuyển sang giống táo Đại Mật của Đài Loan bởi thớ thịt dày, ngon và quả cũng to hơn, chỉ 5 - 6 quả/kg.

Chị Rua tỉa cành cho vườn táo. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Rua tỉa cành cho vườn táo. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những thất bại ban đầu không làm chị nản chí mà dần mày mò tìm lỗi ở đâu để sửa ở đó. Trên tổng diện tích 1ha chị trồng 200 gốc táo, trong đó năm đầu tiên cách cây cách cây 5m, nhưng về sau thấy dày quá nên đổi sang cây cách cây 7m.

Mới đầu chị trồng táo theo kiểu hóa học nhưng sau đó chuyển sang hữu cơ, lấy phân gà, phân lợn, đỗ tương, trứng, chuối… ngâm ủ thành phân hữu cơ để bón hay thành dịch để tưới giúp bộ rễ khỏe mạnh, bộ lá bền màu. Tùy theo từng thời điểm của cây mà chăm bón, từ bắt đầu cưa cành “ăn” chế độ như thế nào, cành lên 1 - 2m “ăn” chế độ ra sao... hoàn toàn khác nhau.

Điều đặc biệt là chị còn tưới cả nước lợ cho táo lúc cây bắt đầu có quả to như ngón tay, ngày hai lần, mỗi lần 10 phút cho ẩm gốc. Được cái khu vườn chỉ cách biển chừng 500m nên rất tiện để dẫn nước lợ về. Nhờ có nước lợ mà quả táo khi thu hoạch sẽ giòn và đậm vị hơn. Không sử dụng thuốc BVTV hóa học, chị Rua tự chế hành, tỏi, gừng, ớt để phun phòng sâu bệnh hại, còn ruồi vàng thì dùng bẫy dính.

Xã Vinh Quang trước chỉ trồng cà chua, hành tỏi nhưng sau khi chị Rua trồng táo thành công nhiều hộ đã trồng theo với tổng diện tích khoảng 10 - 15ha. Do dinh dưỡng nặng về hóa học, cây còn non tuổi nên chất lượng quả của những vườn này còn hạn chế. Hàng xóm bán cả cây cũng không bằng chị Rua bán quả của một cành với giá tại vườn 45.000đ/kg. Nhờ đó mà năm 2022 mới có ít gốc táo đến thời kỳ kinh doanh thôi nhưng chị đã thu 600 triệu đồng, lãi được 500 triệu đồng, năm 2023 chị thu 700 triệu đồng, lãi được 600 triệu đồng.

Một góc vườn táo của chị Rua. Ảnh: Dương Đình Tường.

Một góc vườn táo của chị Rua. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Đặng Thị Dược - cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Tiên Lãng giải thích với tôi rằng táo Bàng La của quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng sở dĩ nổi tiếng ngon là nhờ canh tác trên đất làm muối cũ, chất đất đã mặn sẵn nên không cần phải tưới nước lợ.

Khi có một tỷ lệ muối nhất định được đưa vào cây táo, quả ăn sẽ ngọt và đậm hơn. Giàn giúp quả táo lúc nào cũng được phơi ra nắng, trên và dưới đều thông thoáng nên sâu bệnh ít, vỏ bóng đẹp. Trong khi nhiều hộ khác tiếc không tỉa cành thì chị Rua chỉ để số lượng quả đủ với khả năng nuôi của cây, giúp cho trọng lượng quả lớn, chất lượng ngon hơn.

Dương Đình Tường

Tưới nước lợ cho táo thêm giòn, đậm vị

Tưới nước lợ cho táo thêm giòn, đậm vị

HẢI PHÒNG Khi được chủ vườn táo Đại Mật giới thiệu về việc tưới nước lợ cho quả thêm giòn, thêm đậm vị, tôi phải hỏi đi hỏi lại chị xem có nghe nhầm hay không.

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

THÁI NGUYÊN Để tăng giá trị sản phẩm, phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, HTX Trà Cao Sơn đang chuyển đổi phương thức sản xuất chè sang hữu cơ.

Hà Nội mùa sen lấy củ

Hà Nội mùa sen lấy củ

Giữa đầm sen, lá đang rạc đi trong nắng hanh, những người thợ đào củ sen ngâm mình dùng vòi bơm cao áp sục xuống bùn để củ sen long ra rồi bỏ vào khay.

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

BÌNH PHƯỚC Cây măng tre canh tác hữu cơ rất dễ vì gần như chẳng có sâu bệnh hại, không phải dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, chỉ cần chú trọng bón phân hữu cơ.

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

KON TUM Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, ông Bùi Văn Quyển còn chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo vệ sức khỏe gia đình, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát

Người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát

TRÀ VINH Anh Trang Tấn Tài ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát theo hướng hữu cơ, đạt trọng lượng tối đa nửa kg mỗi quả.

Xem Thêm