Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:53 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 09:40, 21/12/2023

Trồng măng tây xanh hướng hữu cơ, lợi kinh tế lẫn môi trường

Sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ góp phần chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng và nhân rộng theo hướng công nghệ cao.

Từ năm 2021 đến nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố đã thực hiện dự án "Xây dựng mô hình sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ” trong khuôn khổ dự án khuyến nông trung ương hỗ trợ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả cho người sản xuất tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Mô hình trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ được Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố thực hiện với quy mô 19ha tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ảnh: Phương Chi.

Mô hình trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ được Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố thực hiện với quy mô 19ha tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ảnh: Phương Chi.

Mô hình sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ được thực hiện với quy mô khoảng 19ha. Trong đó tại tỉnh Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố thực hiện 4 mô hình trồng mới cây măng tây xanh với quy mô 17ha tại 4 điểm, gồm: Năm 2021 trồng 4ha tại 1 điểm; năm 2022 trồng 6ha tại 1 điểm và năm 2023 trồng 7ha tại 2 điểm. Năm 2022 tiếp tục chăm sóc năm thứ 2 với 4ha trồng năm 2021 và năm 2023 tiếp tục chăm sóc năm thứ 2 với 6ha trồng năm 2022 tại tỉnh Ninh Thuận.

Còn tại Bình Thuận, vào năm 2022, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố đã thực hiện 1 mô hình trồng cây măng tây xanh với quy mô 2ha tại 2 điểm. Năm 2023, Công ty tiếp tục chăm sóc năm thứ 2 diện tích nói trên.

Hộ tham gia mô hình được tham dự 22 lớp tập huấn kỹ thuật. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố còn đào tạo, tập huấn cho nông dân ngoài mô hình, từng bước nhân rộng mô hình tăng 20% so với tổng quy mô dự án được duyệt.

Tại nơi xây dựng mô hình, Công ty đã xây dựng 1.800m đường nội đồng chia thành 7 tuyến. Đặc biệt, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố đã đào, xây dựng mới 1 hồ chứa nước rộng 1.500m3, sâu 3m, đáy hồ được lót màng chống thấm HDPE, đủ tưới cho 30ha măng tây/ngày.

Khu vườn ươm, sản xuất giống măng tây xanh tại thôn Nha Hố, xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) được Công ty xây dựng với diện tích 7.000m2, có hệ thống tưới phun mưa. Công ty cũng xây dựng khu sơ chế rộng 500m2 và nhà kho lạnh bảo quản sản phẩm với diện tích 50m2...

Mô hình được thực hiện trên cơ sở chuyển đổi từ đất canh tác lúa và cây màu kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ. Ảnh: PC.

Mô hình được thực hiện trên cơ sở chuyển đổi từ đất canh tác lúa và cây màu kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ. Ảnh: PC.

Tham gia mô hình, nông dân được tập huấn, trang bị kiến thức cả lý thuyết và thực hành về áp dụng công nghệ cao vào kỹ thuật trồng thâm canh măng tây xanh theo hướng hữu cơ, bền vững. Nông dân còn được tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao từ mô hình để áp dụng vào sản xuất đại trà, nhân rộng về kỹ thuật thâm canh công nghệ cao cho các khu vực ngoài dự án.

Mô hình của dự án đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng măng tây so với canh tác phổ biến ngoài mô hình. Đặc biệt, mô hình đã mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên vùng đất cát khó khăn ven biển, thiếu nước tưới để sản xuất cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Năng suất măng tây xanh trong mô hình đạt bình quân 25 tấn/ha/năm, cao hơn ngoài mô hình 5 tấn/ha; hiệu quả kinh tế tăng 15%, sản lượng tiêu thụ tăng 10%. Sản phẩm được Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố liên kết tiêu thụ trên 50%, giá bán măng tây xanh dao động từ 65.000 - 80.000đ/kg, lợi nhuận đạt 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so rất nhiều so với các cây trồng khác.

Ngoài ra, dự án được thực hiện trên cơ sở chuyển đổi từ đất canh tác lúa và cây màu kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ nên không tác động tiêu cực đến môi trường và nguồn tài nguyên nước, đất trong vùng dự án.

Nông dân tham gia mô hình đã được tập huấn, trang bị kiến thức cả lý thuyết và thực hành về áp dụng công nghệ cao vào kỹ thuật trồng thâm canh măng tây xanh. Ảnh: PC.

Nông dân tham gia mô hình đã được tập huấn, trang bị kiến thức cả lý thuyết và thực hành về áp dụng công nghệ cao vào kỹ thuật trồng thâm canh măng tây xanh. Ảnh: PC.

Đến nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố đã xây dựng hồ sơ cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho 10ha măng tây xanh trong mô hình nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất. Mô hình cũng là nơi tham quan, học tập không chỉ của nông dân ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, mà còn của các cá nhân, tổ chức trong khu vực quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có nhu cầu sản xuất cây măng tây ở những vùng đất khó.

Theo ông Trần Tiến Sinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố: Mô hình sản xuất măng tây xanh theo hương hữu cơ đã đạt được những kết quả nhất định cả về kinh tế lẫn xã hội, môi trường. Kiến nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đầu tư mô hình để nông dân có điều kiện áp dụng, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao kỹ thuật canh tác, thâm canh cây măng tây góp phần tăng thu nhập. Đồng thời, hình thành tổ hợp tác, HTX liên kết sản xuất măng tây xanh VietGAP để kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ. Xây dựng thương hiệu, cấp giấy chứng nhận VietGAP để đầu ra của sản phẩm được thông thoáng tại các thị trường lớn như TP.HCM, Hà Nội và hướng đến xuất khẩu.

Phương Chi

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm